Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ - ASINCV
ĐÀO TẠO - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Luận văn: Nghiên cứu xác định một số dòng khoai lang chất lượng cao thích hợp trồng ở tỉnh Nghệ An

Sản xuất khoai lang ở nước ta không đồng đều cả về diện tích lẫn trình độ thâm canh, năng suất thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng sản xuất. Năm 2012 diện tích trồng cả nước đạt khoảng 141.600 ha, trong đó diện tích khoai lang ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ dẫn đầu về diện tích là 45.100 ha, sản lượng đạt 284.600 tấn và năng suất bình quân là 6,31 tấn/ha và diện tích tỉnh Nghệ An đạt 8.700 ha, năng suất đạt 6,38 tấn/ha và sản lượng 55.510 tấn. Hiện nay giống khoai lang được trồng phổ biến tại Nghệ An là Chiêm Dâu, Hoàng Long, Sộp…

Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống khoai lang Chiêm Dâu sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô

Khoai lang (Ipomoea Batatas.L) là một loại cây lương thực chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt nên còn gọi là khoai ngọt (Sweet Potato), khoai lang còn là nguồn cung cấp rau quan trọng. Khoai lang có vai trò như cây rau và cây lương thực, cây làm thức ăn chăn nuôi....Khoai lang được trồng nhiều châu lục như Châu Á, Châu Phi, Mỹ Latinh.....

Luận văn: Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom đến năng suất và chất lượng giống mía VD00-236 tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An

Cây mía (Saccharum officinarum L.) là cây có khả năng thích ứng rộng, được trồng ở nhiều vùng trên thế giới (Châu Á, Châu Úc, Châu Mỹ La Tinh,..)...

Luận văn: Ảnh hưởng của mật độ và tuổi hom đến năng suất, chất lượng của giống khoai lang KTB2 sạch bệnh trồng tại tỉnh Nghệ An

Khoai lang (Impomea batatas) có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới Châu Mỹ, được con người trồng cách đây trên 5.000 năm. Khoai lang là cây lương thực đứng hàng thứ bảy trên thế giới sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, sắn. Năm 2008, toàn thế giới đã trồng 8,17 triệu ha khoai lang, đạt sản lượng 110,13 triệu tấn...

Luận văn: Nghiên cứu tuyển chọn dòng lúa triển vọng, có thời gian sinh trưởng cực ngắn, năng suất khá tại tỉnh Nghệ An

Cây lúa (Oryza sativa L) là một loại cây ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời, nó gắn liền với lịch sử phát triển loài người trên trái đất. Theo các nhà khoa học, lúa có nguồn gốc từ nhiều nước trên thế giới, trong đó nhiều quan điểm cho rằng lúa có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á. Hiện nay cây lúa có mặt ở hầu hết các lục địa trên thế giới...

Nghiên cứu chọn tạo giống cao su thích hợp cho các tỉnh Trung Bộ và miền núi phía Bắc
Xem chi tiết

Đề tài Nghiên cứu, chọn tạo bộ giống cao su thích hợp cho các tỉnh Bắc Trung bộ được tiến hành tại thị xã Thái Hoà - Nghệ An trên 2 thí nghiệm STPQ/97 và XTPQ/04. Qua 16 năm trồng sản xuất thử, đánh giá trên 5 giống triển vọng trong thí nghiệm STPQ/97 cho thấy có 2 giống PB260 và LH82/156 đã bị hủy diệt hoàn toàn do không có khả năng chống chịu được với điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài năm 2008. Trong 3 giống còn lại (RRIM712, LH82/158, IRCA230). Ta thấy giống RRIM712 chỉ tiêu sinh trưởng chu vi thân và chống chịu bệnh hại ở mức trung bình nhưng lại cho năng suất mủ khô cao nhất (1,64 – 1,81 tấn/ha), khả năng chống chịu rét đậm, rét hại kéo dài và gió bão tốt nhất. Kết quả qua 9 năm theo dõi trên 45 giống trồng sơ tuyển trong thí nghiệm XTPQ/04 cho thấy: giống số 02 ((LH94/481), số 09 (LH95/208), số 20 (LH95/208) và số 13 (LH94/62) là những giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi, chu vi thân và độ tăng trưởng chu vi thân khá, tỷ lệ mở cạo khá (66,67 – 100%). Đặc biệt cho năng suất mủ khô cao (1,54 - 2,15 tấn/ha), nổi trỗi là giống số 02 và số 09 có năng suất mủ khô đạt từ 2,15 - 2,02 tấn/ha), tỷ lệ cây cạo đều đạt 100%.

CÀ PHÊ, CAM QUÝT PHỦ QUỲ BÂNG KHUÂNG NHÌN LẠI
Xem chi tiết

Phủ Quỳ, vùng chuyên canh cây cà phê, cao su, cam quýt, có diện tích đất tự nhiên rộng, trong đó phần lớn là đất đỏ bazal màu mỡ, quý hiếm. Cây cà phê, cao su được trồng ở Phủ Quỳ đã hơn 100 năm, cây cam quýt cũng đã gần ½ thế kỷ. Thương hiệu “Cà phê Phủ Quỳ” và “Cam Vinh” nổi tiếng là điều không cần bàn cãi. Nhưng hiện tại chỉ có cây cao su là còn đứng vững. Cây cà phê thì gần như “xóa sổ”. Cây cam quýt vừa mới được vực lên trong mấy năm gần đây nhưng diện tích, sản lượng còn rất ít. Xác định nguyên nhân suy thoái, tìm các giải pháp phục hồi nhằm “vẽ” lại bức tranh nông nghiệp Phủ Quỳ và “đồ” lại cây cà phê, cao su, cam quýt đã một thời tô đậm.

BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ KẾ HOẠCH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014

Phần I: Đặc điểm, thuận lợi và khó khăn trong kỳ báo cáo I. Những thuận lợi cơ bản Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp & PTNT, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của VAAS đã tạo điều kiện cho Viện thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Mặt khác, sự hợp tác tích cực của các Viện nghiên cứu và các địa phương trong Vùng đã góp phần giúp Viện đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đóng góp hiệu quả cho sản xuất và phát triển nông nghiệp, nông thôn thuộc 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và các vùng sinh thái khác có điều kiện tương tự.

Giới thiệu chung
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 141
Tất cả: 4543867
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com