Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
Nghiên cứu chọn tạo giống cao su thích hợp cho các tỉnh Trung Bộ và miền núi phía Bắc
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bản in Lần xem : 4272

Nghiên cứu chọn tạo giống cao su thích hợp cho các tỉnh Trung Bộ và miền núi phía Bắc
Tin đăng ngày: 19/1/2015

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây cao su (Hevea Brasiliensis) có nguồn gốc từ l­ưu vực sông Amazon (Nam Mỹ), được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897. Cây cao su đ­ược trồng tập trung chủ yếu ở Nam bộ, Tây nguyên và duyên hải Miền Trung. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ dùng để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế tạo vỏ, ruột xe, vật dụng đàn hồi, gỗ làm hàng gia dụng, xây dựng…Dự kiến nhu cầu về mủ và gỗ cao su sẽ gia tăng trong nhiều năm tới.     

Trước tiềm năng của thị trường cao su, Nhà nư­ớc chủ trư­ơng phát triển diện tích cao su nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi tr­ường của các vùng trồng cao su.

          Thực tế hiện nay những vư­ờn cao su trồng giống cũ năng suất thấp đạt từ 0,7 - 0,9 tấn mủ khô/ha/năm trong đó có những vườn cao su trồng giống có năng suất khá cao nhưng lại không có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi dẫn đến vườn cây suy tàn.

          Việc mở rộng và phát triển diện tích trồng cây cao su là nhiệm vụ chiến lược của ngành trong giai đoạn 2010 – 2020 nhằm tăng nhanh sản lượng mủ, gỗ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Diện tích trồng cây cao su của vùng Bắc Trung Bộ đang mở rộng, đòi hỏi cấp thiết nhu cầu về giống cho năng suất cao, chất lượng tốt. Nhằm góp phần đáp ứng mục tiêu trên Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ phối hợp với Viện nghiên cứu cao su Việt Nam nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống cao su thích hợp cho các tỉnh Trung Bộ và miền núi phía Bắc”.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

           Đánh giá tính thích ứng của các giống cao su có triển vọng những giống thích hợp đưa vào khu vực hoá hoặc sản xuất thử trong điều kiện sinh thái của các tỉnh Trung Bộ và Miền núi phia Bắc.

           Góp t­ư liệu cho việc xây dựng cơ cấu khuyến cáo giống cao su cũng như­ chương trình cải tiến giống cao su cho những vùng ngoài truyền thống.

III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PH­ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu:  (Nguồn cây giống của Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam)

3.1.1. Thí nghiệm XTPQ 2/97. Thí nghiệm đ­ược bố trí trên 1 ha gồm 3 công thức nhắc lại 2 lần bao gồm 3 giống IRCA 230, LH82/ 158, RRIM 712 bố trí trên nền đất đỏ Bazan tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ. Thời gian trồng tháng 9/1997.

3.1.2. Thí nghiệm XTPQ1/ 97.  Thí nghiệm đư­ợc bố trí trên 1,6 ha gồm 5 công thức nhắc lại 2 lần bao gồm 5 giống IRCA 230,  LH82/ 158,  RRIM 712,  LH82/156,  PB260 bố trí trên nền đất đỏ Bazan tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ. Thời gian trồng tháng 9/1997.

3.1.3. Thí nghiệm STQP/04. Thí nghiệm được bố trí trên 2,2 ha, gồm 45 giống, nhắc lại 3 lần bố trí trên nền đất đỏ Bazan tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ. Thời gian trồng năm 2004.

          - Biện pháp kỹ thuật theo quy trình chăm sóc của Tổng công ty Cao su Việt Nam.

3.2. Nội dung nghiên cứu

          - Theo dõi khả năng sinh tr­ưởng, năng suất của các giống thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ.

          - Đánh giá tính chống chịu của cây với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại chủ yếu.

3.3. Phư­ơng pháp và chỉ tiêu quan trắc

3.3.1. Phương pháp:

           - Thí nghiệm XTPQ1/ 97: Thí nghiệm trồng trên đất đỏ bazan, địa hình dốc (7-8 độ). Quy mô: 1,6 ha. Khoảng cách: 7m  x  2,5m.  Mật độ: 571 cây/ha. Bố trí theo kiểu băng dài hai lần nhắc lại.  Số cây thí nghiệm: 60 cây/giống x 5 giống x 2 lần nhắc = 600 cây; cây bảo vệ: 120 cây.

          - Thí nghiệm XTPQ 2/97: Thí nghiệm trồng trên đất đỏ bazan, địa hình dốc (7-8 độ). Quy mô: 1,6 ha. Khoảng cách: 16m x 4m x 2m (trồng hàng kép).Mật độ: 500 cây. Bố trí thí nghiệm theo kiểu băng dài hai lần nhắc lại. Số cây thí nghiệm: 100 cây/giống x 3 giống x 2 lần nhắc lại = 600 cây. Cây bảo vệ: 200 cây.

           - Thí nghiệm STPQ/04: Thí nghiệm trồng trên đất đỏ bazan, địa hình dốc (7-8 độ), gồm 45 giống, nhắc lại 3 lần. Quy mô: 2,2ha. Khoảng cách: 7m  x  2,5m.  Mật độ 571 cây/ha.

3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp quan trắc.

Chỉ tiêu theo dõi/

           - Thí nghiệm XTPQ/97

           Sinh trưởng: Vanh được đo ở độ cao 1,5 mét cách mặt đất, đánh dấu sơn tại vị trí đo cố định qua các đợt quan trắc. Đo toàn bộ cây trong ô cơ sở. Trong thời gian khai thác đo 1 lần vào tháng mở miệng cạo.

          Độ dày vỏ nguyên sinh: Được đo vào lúc mở miệng cạo và 3 năm sau đó, trên cùng vị trí.

           Sản lượng: Sản lượng mủ được thu bằng phương pháp đong mủ nước theo phương pháp đong toàn bộ số mủ và thu mủ tạp trên từng ô cơ sở. Đếm số cây cạo đúng giống và đong mủ nước cho từng đợt quan trắc, loại trừ những cây không thu mủ do bỏ cạo, thiếu trang bị hoặc chảy ra ngoài. Mỗi tháng lấy 1 lần vào những ngày thời tiết tốt vào khoảng giữa tháng. Theo dõi sản lượng gam/cây/lần cạo, trung bình ô cơ sở hàng tháng. Năng suất kg/ha/năm: Lượng toán từ sản lượng cá thể trung bình năm, số lần cạo trong năm và số cây theo dõi thực tế quy đổi. Lấy mẫu DRC (hàm lượng): Mẫu được lấy tối thiểu 10ml trong thùng thu mủ từng ô, đánh đông sau đó đem cán mỏng, rửa sạch, sấy khô và cân để xác định hàm lượng cho từng ô cơ sở. Mỗi tháng lấy 1 lần vào những ngày thời tiết tốt vào trong khoảng giữa tháng.

          - Thí nghiệm STPQ/04: Thí nghiệm gồm 45 giống, nhắc lại 3 lần bố trí trên nền đất đỏ Bazan với diện tích 2,2ha. Sinh tr­ưởng: Chu vi thân (vanh): Đo ở vị trí cách mặt đất 1mét, đánh dấu sơn tại vị trí đo cố định qua các đợt quan trắc. Đo toàn bộ các cây trong ô cơ sở, 2 lần mỗi năm vào tháng 4 và tháng 12.

 Dày vỏ nguyên sinh: Vị trí đo giữa đ­ường cạo cách 3cm trên đ­ường mở cạo.

 Sản l­ượng: Thí nghiệm được mở cạo theo giống khi ít nhất trên 50% cây trong cùng giống đạt vanh từ 48 cm trở lên đo ở độ cao 1mét.

          Năm 2011 mở cạo năm thứ nhất đã mở hết cây ngay lần đầu cho ô giống đã chọn trừ những cây quá nhỏ (vanh dưới 42cm) để có thể đánh giá sản lượng các cây trong giống với cùng độ tuổi. Năm 2012 Viện Cao su đã hướng dẫn mở cạo tất cả những cây có vanh đạt 50cm ở các ô thí nghiệm. Năm 2013 mở cạo tất cả các cây trong thí nghiệm chỉ trừ lại những cây chu vi thân quá nhỏ.

          Lấy mẫu mỗi tháng 1 lần vào khoảng ngày 10 đến ngày 20 trong tháng, toàn bộ các ô cơ sở trên thí nghiệm. Sản lượng được thu bằng phương pháp đánh đông ngay trong chén hứng mủ bằng dung axít axêtíc 3% (0,5-1ml/bát) và xâu bằng dây kẽm sau khi mủ đông, có biển đánh dấu từng cây, từng giống. Mẫu được cân sau khi hong khô bằng cách treo nơi khô ráo, tránh ánh nắng ít nhất 3 tuần hay lâu hơn tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết. Có thể sấy mẫu ở nhiệt độ 600c.

          Chế độ cạo D2 chung cho các thí nghiệm. Sâu bệnh đ­ược theo dõi 2-3 lần trong mùa cao điểm.

Các số liệu thu được xử lý theo phần mềm Exel.

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN

4.1. Thí nghiệm XTPQ/97

4.1.1. Sinh trưởng chu vi thân các giống cao su thí nghiệm STPQ/97.

Bảng 1 : Sinh trưởng chu vi thân cao su của các giống  thí nghiệm XTPQ/97

Thí nghiệm

Tên giống

Chu vi thân (cm)

T4/2013

T11/2013

Độ tăng trưởng

XTPQ 1/97

IRRCA230

59,05

65,90

6,85

RRIM712

59,40

64,89

5,49

LH82/158

66,05

70,60

4,55

LH82/156

-

-

-

PB260

-

-

-

XTPQ 2/97

IRCA230

59,71

63,85

4,14

RRIM712

61,86

66,30

4,44

LH82/158

64,02

68,48

4,46

 Ghi chú: Giống LH82/156 và giống PB260 đã bị chết do ảnh hưởng đợt rét đậm kéo dài năm 2008

          Kết quả bảng 1 cho ta thấy: Chu vi thân quan trắc ở tháng 11: Thí nghiệm XTPQ 1/97 giống LH82/ 158 chu vi thân lớn nhất (70,06 cm), tiếp đến là giống IRCA230 (65,90cm, thấp nhất là giống RRIM 712 (64,89cm).

           Thí nghiệm XTPQ 2/97 giống LH82/ 158 chu vi thân lớn nhất (68,48cm), tiếp đến là giống RRIM712 (66,30cm),  thấp nhất là giống IRCA230 (63,35cm).

 Độ tăng trưởng chu vi thân:  Thí nghiệm XTPQ1/97: Giống IRCA230 tăng nhiều nhất (6,85cm) thấp nhất là giống  LH82/158(4,55cm).  Thí nghiệm XTPQ 2/97: Các giống có độ tăng trưởng tương đương nhau giao động từ 4,14cm – 4,46cm.

4.1.2. Năng suất mủ khô các giống cao su thí nghiệm STPQ/97

Bảng 2. Năng suất mủ khô giống cao su thí nghiệm STPQ/97

TT

Năm

Số lát cạo

XTPQ 2/97

(Trồng hàng kép, mật đô 500 cây/ha, khoảng cách 16m x 4m x 2m

XTPQ 1/97

(Trồng hàng đơn, mật đô 571 cây/ha,

khoảng cách 7m x 2,5m)

RRIM 712

LH82

/158

ICA

230

LH82

/156

PH

260

RRIM

712

LH82

/158

ICA

230

1

2003

- 2007

124

1,397

0,68

0,76

0,76

0,46

1,89

0,79

0,76

2

2008

124

1,85

1,18

1,46

-

-

1,72

1,07

1,32

3

2009

124

2,34

1,86

1,83

-

-

2,39

1,89

1,82

4

2010

124

2,11

2,24

2,09

-

-

2,31

2,27

2,13

5

2011

94

1,63

1,47

1,81

-

-

1,43

1,05

1,36

6

2012

80

1,58

1,26

1,27

-

-

1,25

1,11

1,19

7

2013

72

1,54

1,47

1,39

-

-

1,32

1,13

1,13

Trung bình

1,64

1,17

1,24

-

-

1,81

1,14

1,16

 Chú thích:  Giống PB260 và LH82/156 đã bị chết do không chịu được thời tiết rét đậm kéo dài tháng 02 năm 2008

và chết hoàn toàn ở năm 2009.

          Kết quả bảng 2 cho ta thấy: Thí nghiệm XTPQ1/97 giống RRIM712 năng suất mủ khô cao nhất (1,64 tấn/ha), tiếp đến là giống  LH82/158 (1,17tấn/ha), thấp nhất là giống ICA230 (1,24tấn/ha). Thí nghiệm XTPQ2/97 giống RRIM712 năng suất mủ khô cao nhất (1,81 tấn/ha), tiếp đến là giống  LH82/158 (1,14tấn/ha), thấp nhất là giống ICA230 (1,16tấn/ha).

4.1.3. Khả năng chống chịu bệnh, tác động phụ.

Bảng 3: Một số bệnh hại chủ yếu, tác động phụ các giống cao su thí nghiệm XTPQ/97

 

Thí
 nghiệm

Tên giống

Ảnh hưởng của gió bão

Ảnh hưởng
rét đậm

Bệnh hại mặt cạo

2005

2010

2008

2003 -2013

2008

Gãy ngọn (%)

Bật gốc
(%)

Gãy ngọn (%)

Bật gốc
( %)

Chết cây
 (%)

Phấn
 trắng (%)


 mủ (%)

XTPQ
1/97

RRIM712

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

++

3,96

LH82/158

2,08

1,04

7,19

0,60

0,00

++

2,22

IRCA230

0,00

0,00

1,15

0,00

0,00

++

33,33

PB260

0,00

0,00

0,00

0,00

100

++

20,17

LH82/156

0,00

0,00

0,00

0,00

100

++

4,05

XTPQ
2/97

RRIM712

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

++

8,48

LH82/158

2,00

0,00

3,75

0,00

0,00

++

1,17

IRCA230

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

++

3,38

         Kết quả bảng 3 cho ta thấy: Ảnh hưởng của gió bão: Thí nghiệm XTPQ1/97 năm 2005 và 2010 giống LH82/158 có tỷ lệ cây gãy ngọn cao hơn (2,08% và 7,09%) so với  XTPQ2/97 (2,00% và 3,75%) giống LH82/158 ở  thí nghiệm XTPQ1/97 cây bị bật gốc 1,04% còn ở thí nghiệm XTPQ2/97 không có cây bị bật gốc. Giống IRCA230 thí nghiệm XTPQ1/97 năm 2010 tỷ lệ cây gãy ngọn là 1,15% còn thí nghiệm XTPQ2/97  không bị ảnh hưởng.

          Ảnh hưởng của rét đậm kéo dài tháng 2 năm 2008 ta thấy trong 5 giống thí nghiệm có 2 giống LH82/156 và PB260 không chống chịu được thời tiết rét đậm rét hại kéo dài nên đã bị chết hoàn toàn (100,00%).

          Bệnh hại mặt cạo:  Bệnh xì mủ hại trên tất cả các giống tuy nhiên thí nghiệm XTPQ1/97 giống LH82/158 tỷ lệ thấp nhất(2,22%) tiếp đến là giống RRIM712(3,96%) cao nhất là giống IRCA230(33,33%). Thí nghiệm XTPQ2/97 giống LH82/158 tỷ lệ thấp nhất(1,17%) tiếp đến là giống IRCA230(3,38%) cao nhất là giống RRIM712(8,48%).

          Bệnh phấn trắng hại trên các giống ở mức độ trung bình (++).

4.2. Thí nghiệm STPQ/04: (Thí nghiệm này trồng 45 giống và theo dõi đầy đủ các giống đã trồng tuy nhiên trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đưa số liệu 18 giống có năng suất mủ khô đạt  >1,0 tấn/ha) 

4.2.1. Sinh trưởng chu vi thân, tỷ lệ cây mở cạo và năng suất mủ khô thí nghiệm STPQ/2004

Bảng 4. Sinh trưởng chu vi thân, tỷ lệ cây mở cạo và năng suất mủ khô thí nghiệm STPQ/2004

TT

 số
giống

Tên

 giống

Chu vi thân độ cao 1 mét  T3/2011 (cm)

Chu vi thân độ cao 1 mét

 T3/

2013 (cm)

Độ tăng trưởng chu vi thân (cm)

Tỷ lệ cây mở cạo năm 2013
(%)

Dày vỏ nguyên sinh

(mm)

Sản lượng (Tấn/ha)

Năm
2011

(94 lát cạo)

Năm
2012

(82 lát cạo)

Năm
2013

(72 lát cạo)

Trung bình 3 năm

1

2

LH91/579

47,81

58,78

10,97

100,00

5,04

1,61

1,83

2,46

2,15

2

9

LH94/481

48,22

57,73

9,51

100,00

5,38

1,57

1,63

2,43

2,03

3

20

LH95/208

47,04

54,85

7,81

66,67

6,68

2,38

1,75

1,83

1,79

4

13

LH94/62

52,47

61,65

9,18

87,5

5,08

1,61

1,51

1,54

1,53

5

35

LH97/646

44,88

53,6

8,72

118,75

5,75

1,14

1,34

1,47

1,40

6

29

LH96/345

51,61

58,66

7,05

100,00

8,64

1,47

1,32

1,30

1,31

7

21

LH95/228

40,03

50,18

10,15

64,29

5,55

-

1,53

1,08

1,30

8

28

LH96/308

52,01

61,04

9,03

83,33

5,38

0,88

1,12

1,31

1,21

9

47

LH82/182

45,04

49,55

4,51

54,17

6,04

-

1,36

1,05

1,20

10

12

LH94/612

51,54

58,79

7,25

79,17

5,00

1,04

1,17

1,22

1,19

11

26

LH96/133

44,28

53,02

8,74

66,67

5,82

-

1,09

1,25

1,17

12

4

LH94/133

36,25

45,02

8,77

30,77

5,625

-

1,28

1,01

1,14

13

36

LH97/647

49,54

60,20

10,66

100,00

6,25

1,04

0,99

1,28

1,14

14

32

LH97/267

0

40,65

 

6,25

6,00

-

-

1,10

1,10

15

6

LH94/359

48,17

56,26

8,09

81,82

5,25

1,69

0,91

1,30

1,10

16

30

LH97/165

0

51,40

 

54,17

5,75

-

1,11

1,01

1,06

17

3

LH94/105

0

56,47

 

17,65

4,88

-

1,15

0,86

1,01

18

23

LH95/395

41,60

48,05

6,45

26,09

5,92

-

0,86

1,14

1,00

 Chú thích:       0 : Chu vi thân nhỏ không đo       - : Cây chưa khai thác mủ    ĐC: Giống đối chứng

          Kết quả bảng 4 cho ta thấy: Sinh trưởng chu vi thân: Số liệu đo ở tháng 3 năm 2013 có 3 giống chu vi thân > 60 cm là các giống số 13, số 28, số 36, trong đó cao nhất là giống số 13 (61,65cm).

          Độ tăng trưởng chu vi thân: Có 3 giống có độ tăng trưởng >10 cm là các giống số 02, số  21, giống số 36 trong đó cao nhất là số 02 (10,67cm).

Tỷ lệ cây mở cạo: Có 5 giống đã mở cạo hoàn toàn cây trong ô là các giống số 02, số 09, số 29, số 13.

Độ dày vỏ nguyên sinh: Giống số 29 vỏ nguyên sinh dày nhất (8.64mm) tiếp đến là giống số 20 (6,68mm) thấp nhất là giống số 03 (4,88mm).

Năng suất mủ khô: Có 4 giống năng suất mủ khô bình quân 3 năm đạt >1,5 tấn/ha là các giống số 02 (2,15tấn/ha), số 09 (2,02 tấn/ha), số 20 (1,79 tấn/ha), số 13 (1,53 tấn/ha) trong đó cao nhất giống số 02 đạt 2,15 tấn /ha. Các giống còn lại năng suất dao động từ 1,00tấn/ha – 1,40tấn/ha.

4.2.3. Khả năng chống chịu bệnh, tác động phụ.

Bảng 5: Một số bệnh hại chủ yếu, tác động phụ các giống cao su thí nghiệm STPQ/04

TT

Mã số
giống

Tên giống

Bệnh phấn trắng

2003 - 2013

Ảnh hưởng của gió bão

2010 - 2013

Ảnh hưởng của thời tiết rét đậm kéo dài

2008 – 2011

 

Cây bị nghiêng

năm 2010

(%)

 

 

Cây gãy ngọn

năm 2010

(%)

 

Cây

 gãy
năm

2013

(%)

Cây sống

0,2 - 0,9 mét

năm 208

(%)

Cây

chết

 thân ghép

năm 2008

(%)

Cây

sống

năm

2008

(%)

 

 

Khô

cành
do rét

 đậm
 năm

 2011

(điểm)

Khả năng phục

 hồi bộ lá năm 2011 (điểm)

 

Tỷ lệ

(%)

Mức độ hại

 

1

2

LH91/579

100

+

4,17

0,00

0,00

0,00

0,00

100,00

5,00

4.67

 

2

9

LH94/481

100

+

0,00

8,33

4,35

0,00

0,00

100,00

5,00

5.00

 

3

20

LH95/208

100

+

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

90,00

5,00

3.00

 

4

13

LH94/62

100

+

16,67

0,00

0,00

0,00

0,00

100,00

5,00

5.00

 

5

35

LH97/646

100

+

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

95.84

5,00

5.00

 

6

29

LH96/345

100

+

0,00

8,33

0,00

0,00

0,00

100,00

5,00

5.00

 

7

21

LH95/228

100

+

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

90,00

3.64

4.00

 

8

28

LH96/308

100

+

12,5

0,00

0,00

0,00

0,00

100,00

4.88

4.67

 

9

47

LH82/182

100

+

0,00

0,00

0,00

0,00

4,76

34,55

-

2.00

 

10

12

LH94/612

100

+

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

95,84

5,00

3.67

 

11

26

LH96/133

100

++

0,00

4,17

0,00

0,00

0,00

100,00

4.90

3.00

 

12

4

LH94/133

100

++

0,00

0,00

7,69

6,66

13,33

56,68

-

1.67

 

13

36

LH97/647

100

+

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

100,00

5,00

5.00

 

14

32

LH97/267

100

+

0,00

0,00

0,00

37,5

12,5

10,00

-

1.50

 

15

6

LH94/359

100

+

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

100,00

5,00

4033

 

16

30

LH97/165

100

++

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

20,01

4,00

1.33

 

17

3

LH94/105

100

+

0,00

0,00

0,00

9,52

68,25

11,11

-

0.33

 

18

23

LH95/395

100

++

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

16,74

-

1.67

 

Chú thích: Thang chấm điểm khô cành: Khô 0cm:  5 điểm,  Khô 2-20cm : 4 điểm,   Khô 21-40cm : 3 điểm,  Khô 41-70cm : 2 điểm,

                                                                    Khô 71-130cm : 1 điểm, Khô 131cm -160cm : 0 điểm                                                                        

Thang chấm điểm bộ lá: Lộc non mới nhú ít:1 điểm, Lộc non nhú đều: 2 điểm, Lộc non và bánh tẻ:3 điểm, Lá bánh tẻ: 4 điểm,

                                             Bộ lá đã ổn định: 5 điểm

          Kết quả bảng 5 cho ta thấy: bệnh phấn trắng hại trên tất cả các giống ở mức độ nhẹ (+) tuy nhên có 4 giống mức độ trung bình (++).

          Gió bão năm 2010 và 2013 tuy có ảnh hưởng đến vườn cây thí nghiệm nhưng ở mức độ nhẹ (4,17% - 16,67%). Thời tiết rét đậm kéo dài ảnh hưởng lớn đến vườn cây thí nghiệm làm khô cành, chết thân ghép ở các năm 2008 và 2011. Tuy nhiên gây thiệt hại lớn ở năm 2008 ta thấy  có 4 giống bị hại  chết thân ghép dao động từ 4,76% – 68,25% trong đó nặng nhất là giống số 3(68,25%)

Khả năng phục hồi của bộ lá năm 2011 từ 0,33 điểm – 5,00 điểm.  

V. Kết luận và đề nghị

5.1 Kết luận:

- Thí nghiệm STPQ/97: Kết quả theo dõi 10 năm chúng tôi  thấy: Trong 5 giống theo dõi có 2 giống PB260 và LH82/156 không có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết rét đậm kéo dài năm 2008 nên đã bị hủy diệt hoàn toàn.

          Trong 3 giống còn lại giống RRIM712 năng suất mủ khô cao nhất (1,64 tấn/ha - 1,81 tấn/ha) khả năng chống chịu rét đậm kéo dài và gió bão tốt, tiếp đến là giống LH82/158 (1,14tấn/ha - 1,17tấn/ha) chống chịu rét đậm kéo dài tốt tuy nhiên giống này lại bị ảnh hưởng gió bão kém nhất, thấp nhất là giống ICA230 (1,16tấn/ha - 1,24tấn/ha) khả năng chịu rét đậm tốt, ảnh hưởng gió bão thấp.  

- Thí nghiệm XTPQ/04: Qua 3 năm theo dõi chúng tôi có nhận xét: Các giống số 02, số 09, số 20, số 13 là những giống cho năng suất mủ khô cao (1,54 tấn/ha - 2,15tấn/ha), độ tăng trưởng chu vi thân khá (7,81cm - 10,97cm), tỷ lệ cây mở cạo khá (66,67% - 100,00%) đặc biệt 2 giống số 02 và số 09 nổi trội về các chỉ tiêu năng suất mủ khô (2,15 tấn và 2,02 tấn/ha),tỷ lệ cây cạo đều đạt 100%. Chu vi thân của 4 giống trên  lớn (54,85cm - 61,65cm) tốc độ tăng trưởng chu vi thân nhanh (7,81cm -10,97cm) Khả năng chống chịu gió bão khá, đặc biệt chống chịu tốt với thời tiết rét đậm kéo dài.

5.2. Đề nghị: Tiếp tục theo dõi các thí nghiệm từ đó đánh giá đúng tiềm năng về năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của các giống cao su và từng bước đưa các giống tốt vào sản xuất đại trà ở các tỉnh Trung Bộ và miền núi phía Bắc.

          Cần đưa các giống có năng suất mủ khô >1500kg/ha vào khảo nghiệm diện hẹp.

Ks. Đặng Thị Lan


Các tin Khoa học nông nghiệp khác:

 

LÀN GIÓ MỚI CHO KHỞI NGHIỆP NÔNG THÔN (3/10/2022)
NÔNG NGHIỆP TỪ MỤC TIÊU SỐ LƯỢNG SANG TỐI ƯU CHẤT LƯỢNG (28/6/2022)
Tham khảo một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp tại Thái Lan (20/6/2022)
HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT TIÊU THỤ NÔNG SẢN CẦN SỰ BỀN CHẶT (13/6/2022)
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHCN VỤ XUÂN 2022 (13/6/2022)
Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp các bon thấp và tăng trưởng xanh (9/6/2022)
Ngành nông nghiệp ứng phó linh hoạt với khó khăn của thị trường (7/6/2022)
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ, TUẦN HOÀN, SINH THÁI, KHÔNG CHẤT THẢI TẠI THANH HOÁ (27/5/2022)
Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư nông nghiệp Việt Nam - Vương quốc Anh (27/5/2022)
Đào tạo, tập huấn nhân rộng mô hình sản xuất ngô sinh khối (26/5/2022)
Giới thiệu chung
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 240
Tất cả: 4359289
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com