Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
Gấp rút triển khai nhiều giải pháp đưa rau quả xuất khẩu vượt lúa gạo
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
Bản in Lần xem : 2945

Gấp rút triển khai nhiều giải pháp đưa rau quả xuất khẩu vượt lúa gạo
Tin đăng ngày: 3/10/2016

Bộ NN-PTNT đang gấp rút triển khai nhiều giải pháp theo hướng có trọng tâm cả trước mắt và dài hạn nhằm đưa rau quả thành ngành hàng XK chiến lược mới.

 

Năm 2016, kim ngạch XK rau quả có nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên vượt qua lúa gạo.

 

Cần giúp sức

 

Theo Bộ NN-PTNT, 8 tháng đầu năm 2016, XK rau quả đạt kim ngạch 1,57 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 (28%). Hầu hết các thị trường XK rau quả chủ lực đều tăng khá, trong đó XK vào các thị trường khó tính 8 tháng đầu năm ước đạt trên 5.200 tấn quả tươi các loại, vượt so với tổng lượng XK rau quả của cả năm 2015.

 

Trong đó, thanh long XK đi Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đạt trên 3.800 tấn; xoài XK đi Nhật và Hàn Quốc đạt hơn 280 tấn; chôm chôm XK đi Hoa Kỳ đạt hơn 215 tấn; nhãn XK đi Mỹ đạt gần 776 tấn…

 

Theo Cục BVTV, hiện thị trường Hoa Kỳ đã cho phép NK thanh long ruột đỏ, thanh long ruột trắng, chôm chôm, nhãn, vải và đang hoàn tất bước cuối cùng để cho phép NK xoài và vú sữa từ Việt Nam. Đối với Nhật Bản, ngoài việc đã cho phép NK thêm thanh long ruột trắng và xoài, nước này cũng dự kiến sẽ mở cửa cho thanh long ruột đỏ của Việt Nam vào cuối năm 2016.

 

Tại cuộc họp BCĐ Phát triển thị trường XK rau hoa quả hôm qua (19/9), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá từ nay đến hết năm 2016, XK rau quả nhiều khả năng sẽ cán mốc trên 2,4 tỉ USD và vượt qua so với XK lúa gạo. Bên cạnh đà tăng tốc về kim ngạch XK, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng XK rau quả sẽ cần phải tập trung khắc phục một số hạn chế.

 

Về thị trường XK, rút kinh nghiệm thời gian qua, việc mở cửa thị trường XK khá khó khăn, tuy nhiên một số thị trường mở ra được nhưng lượng XK lại hạn chế, chưa xác định được nhu cầu và sức cạnh tranh của từng mặt hàng rau quả tại từng nước XK. Đặc biệt, chưa phối hợp được với tham tán thương mại tại các nước trong việc điều tra nắm bắt thị trường và quảng bá sản phẩm XK.

 

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho rằng, thời gian tới, cần thiết phải kiến nghị Bộ Ngoại giao đưa nội dung mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam vào các cuộc hội đàm cấp cao. Đồng thời, Bộ Công thương cần nghiên cứu chi tiết các thị trường XK rau quả tiềm năng, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng ở các thị trường trọng điểm để Cục BVTV có cơ sở đàm phán thống nhất biện pháp kiểm dịch thực vật mở cửa thị trường.

 

Về vấn đề này, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao trong việc mở cửa thị trường XK, mời bổ sung Bộ Công thương tham gia vào BCĐ Phát triển thị trường XK rau quả của Bộ NN-PTNT.

 

Về các vùng nguyên liệu trong nước, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị rà soát lại quy hoạch dựa trên nhu cầu thị trường để tập trung một số đề án, dự án đầu tư khoa học công nghệ cho từng đối tượng cây trồng, kịp thời giải quyết vướng mắc về mặt kỹ thuật khi có vấn đề phát sinh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm.

 

Ông Phạm Đồng Quảng, Phó Vụ trưởng Vụ KH-CN và Môi trường cho biết, Bộ NN-PTNT sẽ đẩy nhanh triển khai một đề tài độc lập cấp quốc gia về chương trình trọng điểm cây ăn quả. Trước mắt trong năm 2017, sẽ triển khai 4 đề tài khoa học lớn, tập trung cho các đối tượng cây ăn quả XK chủ lực, đặc biệt là một dự án khuyến nông lớn cho cây thanh long và chương trình ghép cải tạo nhãn ở phía Bắc và xoài ở phía Nam.

 

Cảnh giác dịch bệnh

 

Trong bối cảnh XK rau quả đang ngày càng phát triển, việc kiểm soát dịch bệnh nhằm ổn định vùng nguyên liệu trong nước là một trong các giải pháp trọng tâm mà Bộ NN-PTNT tập trung thực hiện. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cảnh báo: Mặc dù bệnh đốm nâu trên thanh long tại các tỉnh phía Nam hiện đã được khống chế, tuy nhiên do thời gian qua, thanh long cuối vụ rớt giá mạnh nên tâm lí nhà vườn nhiều nơi bỏ bê, không vệ sinh đồng ruộng nên nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh trên thanh long đang rất nguy hiểm.

 

Đối với bệnh chổi rồng hại nhãn, hiện vẫn còn trên 13 nghìn ha nhãn phía Nam bị nhiễm, trong đó nhiễm ở mức trung bình gần 4.000ha và nhiễm nặng trên 2.800ha, tập trung tại Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp và Cần Thơ. Trong đó, diện tích nhãn bị mất trắng (năng suất giảm trên 70%) ước khoảng trên 1.500ha, tập trung chủ yếu tại Vĩnh Long.

 

Thời gian tới, Cục BVTV sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khống chế bệnh chổi rồng, tập trung phòng trừ nhện lông nhung ở cả 2 đợt lộc và đợt ra hoa. Đối với cây chanh leo, đây là đối tượng mới đang có triển vọng XK lớn, hiện đang được trồng chủ yếu tại Tây Nguyên và miền núi phía Bắc (Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình) và Nghệ An, Hà Tĩnh với tổng diện tích cả nước khoảng 7.000ha.

 

Thời gian qua, một số vùng chanh leo cũng đã phát sinh dịch bệnh. Kết quả điều tra của Cục BVTV cho thấy chanh leo đã bị nhiễm nhiều loại bệnh phổ biến như: đốm nâu, thối rễ, mốc xám, bọ trĩ, ruồi đục quả, rệp muội, nhện đỏ… Riêng về bệnh virus, kết quả kiểm tra đã phát hiện 73ha chanh leo bị nhiễm các loại virus như khảm lá dưa chuột (Cucumber mosaic virus), xoăn lá (Euphorbia leaf curl virus), khảm lá đu đủ (Papaya leaf curl Guangdong virus) và virus chanh leo Đông Á (East Passiflora virus - EAPV).

 

Kết quả giám định 36 mẫu chanh leo có triệu chứng bệnh virus được thu từ Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Nghệ An cho thấy đã có 12 mẫu nhiễm virus Papaya leaf curl Guangdong; 5 mẫu nhiễm East Passiflora virus (chủng AO)...

 

Bên cạnh bệnh trên chanh leo, bệnh héo vàng trên chuối (héo Panama) do nấm Fusarium oxysporum f.sp.cubense gây hại cũng đã ghi nhận xuất hiện rải rác trên các giống chuối có nhóm gen ABB như chuối tây, chuối ngốp cao, chuối Sài Gòn xanh ở các vùng trồng chuối tại Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Nam. Đây là loại nấm lan truyền qua cây giống, đất và nước tưới nên biện pháp phòng chống hiệu quả nhất vẫn là dùng giống kháng bệnh (đối với chuối tiêu) và giống sạch bệnh (với chuối nuôi cấy mô).

 

Đối với việc mở cửa thị trường, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết sẽ tập trung nghiên cứu rà soát nhu cầu, xây dựng định hướng và chiến lược cụ thể cho từng loại rau quả ở từng thị trường cụ thể. Theo đó, chỉ tập trung đàm phán mở cửa đối với các thị trường và sản phẩm có sức cạnh tranh cao, dư địa XK lớn.

 

Trước mắt, Bộ NN-PTNT sẽ chọn 1-2 sản phẩm rau quả ở 1-2 thị trường XK để tập trung cho các giải pháp tổng thể này. Đối với thị trường Trung Quốc, đây vẫn là thị trường XK rau quả chủ lực của nước ta, tuy nhiên thời gian tới Bộ NN-PTNT sẽ chuyển dần sang thương mại bền vững, có xác định các đối tác, bạn hàng chiến lược cụ thể cho các sản phẩm.

 

Nguồn NongNghiep.vn


Các tin Thông tin thị trường khác:

 

ĐỂ NÂNG CAO TRI THỨC VÀ TÍNH CHUYÊN NGHIỆP CHO NÔNG DÂN (26/7/2022)
Sản xuất ở ĐBSCL, những trở ngại: Liên kết trên cánh đồng lớn nhưng… chậm lớn (6/6/2022)
Nghệ An: Vào cao điểm nắng nóng, dứa 'nữ hoàng' tăng giá gấp đôi (31/5/2022)
Vải thiều Hải Dương xuất sang Nhật, châu Âu... tăng 40% (26/5/2022)
Quỳnh Lưu: Người trồng dứa đang tự bươn chải tìm đầu ra (19/4/2017)
Vụ hè thu Nghệ An quyết đạt 460.000 tấn lương thực (19/4/2017)
Gấp rút triển khai nhiều giải pháp đưa rau quả xuất khẩu vượt lúa gạo (3/10/2016)
Giá cà phê tiếp tục tăng do hạn hán (20/9/2016)
FAO nhận định thị trường nông sản thế giới đã có “màu” khởi sắc (16/11/2015)
Tiêu thụ cà phê toàn cầu được dự báo sẽ tăng mạnh trong những năm tới (16/11/2015)
Giới thiệu chung
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 112
Tất cả: 4359161
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com