Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
Thúc đẩy phát triển kinh tế vườn
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Bản in Lần xem : 2755

Thúc đẩy phát triển kinh tế vườn
Tin đăng ngày: 20/9/2016

* Tiềm năng lớn, hiệu quả thấp

 

Tại TP Huế vừa diễn ra diễn đàn giải pháp phát triển kinh tế vườn theo hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng duyên hải miền Trung, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức.

 

Nhiều vườn có giá trị Ông Trần Văn Khởi, Q. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, thời gian qua kinh tế vườn (KTV) phát triển mạnh, hình thành nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao tại các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, KTV còn gặp một số khó khăn như chưa có quy hoạch, thiếu tập huấn về quy trình KHKT, tuyển chọn cây giống chưa đồng bộ…

 

Vì vậy, diễn đàn này tạo điều kiện cho bà con nông dân cùng các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học trao đổi, thảo luận, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển tốt nhất cho KTV. Theo ông Khởi, KTV đóng vai trò quan trọng trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, làm tăng trưởng và phát triển kinh tế , hình thành nhiều ngành, nghề, dịch vụ mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

 

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, KTV không chỉ gói gọn trồng trọt, mà gồm nhiều lĩnh vực khác như mô hình vườn - ao - chuồng (V-A-C). Tại duyên hải miền Trung thì trồng trọt chiếm vị trí khá lớn trong KTV. Theo đó, vùng duyên hải miền Trung bao gồm 2 vùng với 12 tỉnh.

 

Gồm 6 tỉnh vùng Bắc Trung bộ và 6 tỉnh vùng Nam Trung bộ, có diện tích sản xuất cây ăn quả bằng 10,85% tổng diện tích cây ăn quả của cả nước. Trong vùng có 5 địa phương có diện tích cây ăn quả khá lớn là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa.

 

Duyên hải miền Trung là vùng khá đa dạng về địa lý, điều kiện sinh thái nên chủng loại cây ăn trái cũng khá phong phú, gồm các cây ăn quả nhiệt đới như chuối, dứa, xoài và cây ăn quả á nhiệt đới như cam, quýt, vải, nhãn. Ngoại trừ cây chuối có năng suất bình quân cao, còn lại các loại như dứa, xoài, cam, bưởi... vùng này năng suất thấp hơn đáng kể so với bình quân cả nước.

 

Một số loại quả đặc sản của địa phương đã có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý như cam Xã Đoài của Nghệ An, cam Bù, bưởi Phúc Trạch của Hà Tĩnh, bưởi Thanh trà của Thừa Thiên - Huế, xoài Nha Trang của Khánh Hòa. Tại các địa phương này đã hình thành được vùng sản xuất tập trung, hàng hóa với nhiều vườn có giá trị kinh tế cao.

 

Cùng với sự phát triển sản xuất cây ăn quả, trong thời gian gần đây nhiều giống cây ăn quả đặc sản được các địa phương quan tâm, chọn lọc phục tráng, bảo tồn và phát triển thành giống chủ lực. Một số giống mới cây ăn quả được bổ sung như cam chín muộn V2 tại Nghệ An, xoài Úc tại Khánh Hòa, chanh leo tại Nghệ An, Quảng Trị.

 

Còn sản xuất nhỏ

 

Tại diễn đàn, các ý kiến cho rằng tuy có nhiều vườn cây giá trị nhưng nhìn chung KTV của vùng duyên hải miền Trung còn tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, chủ yếu sản xuất theo hình thức quảng canh.

 

Ngoại trừ một số cây ăn quả trồng tập trung chuyên canh thì đa số trồng trong vườn nhà của nông dân, xen canh có quy mô, diện tích nhỏ, đầu tư chăm sóc chưa thống nhất theo quy trình kỹ thuật. Độ đồng đều về chất lượng, mẫu mã chưa cao, khó đáp ứng số lượng khi cung cấp theo yêu cầu của khách hàng.

 

Cơ cấu chủng loại giống mới chọn tạo và nhập nội chưa nhiều. Một số dịch bệnh hại cây ăn quả chưa được xử lý kịp thời, gây thiệt hại cho bà con nông dân. Về hướng phát triển sắp đến, nhiều ý kiến cho rằng tiếp tục mở rộng sản xuất, tạo nguồn hàng quả tươi đảm bảo số lượng, chất lượng cho tiêu thụ, xuất khẩu tươi và nguyên liệu cho chế biến. Rà soát lại quy hoạch, xác định vùng có điều kiện lợi thế làm cơ sở mở rộng diện tích, sản lượng theo hướng sản xuất hàng hóa.

 

Cụ thể, đến năm 2020, diện tích cây ăn quả của Bắc Trung bộ sẽ đến 70 ngàn ha, Nam Trung bộ 30 ngàn ha. Trước mắt tập trung vào các loại cây ăn quả chủ yếu như chuối, xoài, cam, dứa, bưởi và một số cây ăn quả có triển vọng thị trường, gắn sản xuất với nhà máy chế biến, thị trường tiêu thụ.

 

Diễn đàn cũng chú trọng việc hỗ trợ đẫy mạnh công tác khuyến nông xây dựng mô hình, đào tạo tập huấn cho các đối tượng tham gia sản xuất , kinh doanh cây ăn quả. Hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, thâm canh tiên tiến, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu lựa chọn các giống, loại cây ăn quả mới chịu hạn, chống được sâu bệnh. Bình tuyển, phục tráng các giống cây ăn quả đặc sản của địa phương.

 

Trồng mới, ghép cải tạo giống, nâng cao tỷ lệ giống mới. Thâm canh tăng năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất. Chú trọng các biện pháp kỹ thuật giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cắt, tỉa bao trái, tưới tiết kiệm nước, tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất, tránh và giảm thiểu lạm dụng phân bón vô cơ và thuốc hóa học.

 

Kết thúc diễn đàn, ông Trần Văn Khởi nhấn mạnh vai trò KTV chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. Do đó, Nhà nước phải cần có nhiều chính sách hỗ trợ cho các hộ làm vườn, nhất là vấn đề KHKT, vì đây là lĩnh vực rộng lớn, mà trình độ dân trí lại chưa đáp ứng được.

 

Muốn thực hiện được điều đó cần có các giải pháp như chú trọng phát triển và quy hoạch vườn nhà trở thành vườn kinh tế, vườn sản xuất tập trung một số sản phẩm đặc sản như cam, bưởi, măng cụt, xoài…

 

Tập trung cải tạo vườn tạp, nâng cao chất lượng và liên kết vườn để hình thành vùng sản xuất tập trung, có sản lượng lớn, đảm bảo chất lượng. Về kỹ thuật canh tác nên dựa vào đặc điểm địa hình, đặc tính thổ nhưỡng bố trí các cây trồng phù hợp với tự nhiên. Nắm bắt được thời tiết, dịch bệnh để đưa ra lịch thời vụ chăm sóc khoa học. Lấy hợp tác xã làm cơ sở để tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản, phát triển kinh tế hộ thông qua kinh tế vườn.

 

"Cần có chính sách vĩ mô của nhà nước để đẩy mạnh phát triển KTV. Xác định nghề vườn là mũi nhọn chính trong chương trình thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

 

Cho nông dân thuê đất dài hạn và miễn thuế đất trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, hỗ trợ vốn, ổn định giá cả thị trường để khuyến khích nông dân lập vườn và phát triển KTV", ông Trần Văn Khở.

 

Nguồn NongNghiep.vn


Các tin Tin tức - Sự kiện khác:

 

CÔNG ĐOÀN VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ TỔ CHỨC KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 (08/3/2024)
Đánh giá hoàn thiện quy trình sản xuất cam Nam Đông thời kì kinh doanh và kiến thiết cơ bản theo tiêu chuẩn VietGAP (28/02/2024)
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024 (30/1/2024)
Diễn đàn Nông nghiệp “Sản xuất, thâm canh cây ăn quả có múi an toàn dịch bệnh” (30/11/2023)
Hội thảo mô hình sản xuất thâm canh giống sắn mới STB1 (29/11/2023)
Giao lưu bóng chuyền hơi chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/2023)
Đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất giống cam Nam Đông đạt tiêu chuẩn VietGAP (10/10/2023)
Rộn ràng “Đêm hội trăng rằm” (27/9/2023)
Giới thiệu các giống, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (24/8/2023)
“Gương sáng quanh ta” - Lan tỏa những điều tốt đẹp! (10/6/2023)
Giới thiệu chung
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 322
Tất cả: 4348976
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com