Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAO SU
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bản in Lần xem : 25508

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAO SU
Tin đăng ngày: 17/12/2012

 

I. Chuẩn bị đất trồng và giống

1. Chuẩn bị đất trồng

+ Khai hoang: Khai hoang được tiến hành bằng cơ giới (đào gốc, rà rễ, san lấp ụ mối). Sauk hi khai hoang xong cho cày bằng cày 3 chảo sâu 25- 35cm, sau đó ding cày 7 chảo để làm đất thành thục trước khi thiết kế lô hàng.

+ Thiết kế lô: Tùy theo địa hình đất đai để thiết kế lô có diện tích (lớn >12ha, nhỏ <4ha) thích hợp.

+ Thiết kế hàng: Nếu đất dốc phải thiết kế hàng theo đường đồng mức.

+ Mật độ và khoảng cách: Thông thường các mật độ sau đây được áp dụng:

-          Khoảng cách 7x2,5m (mật độ 570 cây/ha).

-          Khoảng cách 6x3m (mật độ 550 cây/ha).

+ Đào hố: Hố cao su được đào với kích thước 60x60x70cm (dài 60cm, rộng 60cm, sâu 70cm).

+ Bón phân: Mỗi hố bón lót 10kg phân chuồng + 0,2kg phân lân + 0,3kg vôi. Phân và vôi được trộn với lớp đất mặt trước khi lấp xuống hố. Đảo phân và lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng 20-30 ngày.

2. Chuẩn bị giống

Giống cao su được chọn trồng là những giống cao su có năng suất cao, sản lượng ổn định lâu dài, chất lương và hàm lượng mử tốt và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sản xuất.

+ Tiêu chuẩn cây giống:

- Cây Stum: Đường kính cây đo ở độ cao 10cm phải đạt từ 16mm trở lên. Mắt ghép có hạt gạo tốt, không dập, vết ghép ổn định rễ cọc dài 40-45cm.

- Cây bầu mắt ngủ: Cây cao su con ươm trong bầu ni lông 18x35cm, đã ghép giống tốt, cắt ngọn cao 5 cm trên mắt ghép.

Tiêu chuẩn: Đường kính gốc ghép đo trên cổ rễ 10 cm phải đạt trên 12mm. Mắt ghép sống ổn định, hạt gạo tốt.

+ Trồng bầu tầng lá: Tương tự trồng bầu mắt ngủ. Chú ý không để gãy chồi và vỡ bầu. Khi trồng xong cắm cọc cao 70-100cm để cắm làm cột giữ chồi khỏi bị gió lung lay.

II. Kỹ Thuật chăm sóc

1. Làm cỏ: Trên hàng cao su cách gốc 1,5m phải được làm sạch cỏ. Cỏ ở hàng luống giữa 2 hàng cao su phải được phát dọn và giữ thảm cỏ rộng 4m để bảo vệ đất chống xói mòn.

2. Tủ gốc giữ ẩm: Cuối mùa mưa hàng năm cần tiến hành tủ gốc cho cao su để giữ ẩm, vật liệu chủ yếu là bã mía, cỏ khô.

3. Tỉa chồi dại: Sauk hi trồng 2 tháng, thường xuyên kiểm tra để tỉa chồi dại mọc ra từ gốc.

4. Bón phân:

+ Liều lượng bón:

Năm tuổi

Đạm

Lân

Kali

Ghi chú

N (g/gốc)

Urê (kg/ha)

P205 (g/gốc)

Super lân (kg/ha)

K20 (g/gốc)

KCl

(g/gốc)

1

33

40

33

114

16

15

Liều lượng các năm 4,5,6,7 giống nhau

2

75

90

75

260

36

28

3

99

119

132

183

46

43

4

76

166

61

204

77

128

+ Phương pháp bón:

- Năm thứ nhất bón 3 lần: lần 1 khi cây có một tầng lá ổn định, lần 2, lần 3 cách lần 1 trước 1 tháng.

- Đối với cao su từ tuổi 1 đến tuổi 4: Đào rãng sâu 7-10cm rộng 10-15cm theo hình chiếu của tán lá để bón, sau đó rải phân đều vào rãnh và lấp đất lại.

- Đối với cao su kinh doanh: Khi đã giao tán, phân được trộn đều rải giữa đường băng, nên rảI phân vào ngày mưa nhỏ, ẩm độ cao.


Các tin Khoa học nông nghiệp khác:

 

LÀN GIÓ MỚI CHO KHỞI NGHIỆP NÔNG THÔN (3/10/2022)
NÔNG NGHIỆP TỪ MỤC TIÊU SỐ LƯỢNG SANG TỐI ƯU CHẤT LƯỢNG (28/6/2022)
Tham khảo một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp tại Thái Lan (20/6/2022)
HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT TIÊU THỤ NÔNG SẢN CẦN SỰ BỀN CHẶT (13/6/2022)
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHCN VỤ XUÂN 2022 (13/6/2022)
Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp các bon thấp và tăng trưởng xanh (9/6/2022)
Ngành nông nghiệp ứng phó linh hoạt với khó khăn của thị trường (7/6/2022)
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ, TUẦN HOÀN, SINH THÁI, KHÔNG CHẤT THẢI TẠI THANH HOÁ (27/5/2022)
Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư nông nghiệp Việt Nam - Vương quốc Anh (27/5/2022)
Đào tạo, tập huấn nhân rộng mô hình sản xuất ngô sinh khối (26/5/2022)
Giới thiệu chung
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 193
Tất cả: 4363549
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com