Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bản in Lần xem : 96393

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ
Tin đăng ngày: 17/12/2012

I. Chuẩn bị đất trồng và giống

1. Chuẩn bị đất trồng: Cà phê chè thích hợp trên đất đỏ Bazan có độ dốc 6-80.

2. Chuẩn bị cây giống

+ Bầu ding để ươm cây: Dùng túi ni lông có kích thước 15x23cm hoặc 17x25cm và đục 8 lỗ cách đáy bầu từ 2-4cm nhằm để thoát nước.

+ Tiêu chuẩn cây giống

- Cây 7 tháng, có 6-7 cặp lá, chiều cao: 28-30cm, thân thẳng, lá xanh đậm.

- Đường kính gốc cây giống: 3-5mm.

- Kích thước bầu: 18x23cm

3. Trồng mới

+ Chuẩn bị hố: Kích thước hố 50x50x50cm, khoảng cách: 2mx1m, mật độ 5000 cây/ha.

+ Đảo phân lấp hố: Trộn đều lớp đất mặt với 5-10kg phân chuồng hoai mục +0,3 phân lân nung chảy, lấp đất kín cao (cao hơn so với mặt đất 5-10cm). Lấp xong ding chân dẫm nhẹ. Côngviệc này làm trước khi trồng một tháng.

+ Kỹ thuật trồng:

- Đào 1 hố nhỏ sâu 30 cm, rộng 20cm ở chính giữa hố.

- Dùng dao xé túi bầu, trồng thẳng cây, thẳng hàng. Mặt bầu đặt thấp dưới mặt đất 5 cm. Lấp đất từ từ, vừa lấp vừa ding tay nén chặt không được làm vỡ bầu.

- Làm bồn quang gốc, nén chắt thành để tránh lấp đất cây cà phê.

+ Thời vụ trồng:

- Vụ Xuân: Chủ yếu trồng dặm tháng 2, tháng 3.

- Vụ thu: Trồng từ tháng 8- tháng 9.

+ Cây che bóng (cây xi na)

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Khoảng cách 5x5m.

- Thời kỳ kinh doanh: Khoảng cách 10x10m hoặc 10x12m.

- Vị trí trồng: Trồng ở giữa hàng cây cà phê và được trồng cùng lúc với cây cà phê.

- Rong tỉa bớt cành ngang, để tán có chiều cao cách tán cà phê 3m ở thời kỳ KTCB và cách 4m ở thời kỳ kinh doanh.

+ Cây trồng xen (cây họ đậu):

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản: trồng cây đậu giữa 2 hàng cà phê cách tán cà phê 50cm.

- Thời gian gieo: vụ xuân thàng 2-3 sau khi có mưa, vụ Thu gieo tháng 7-8.

II. Chăm sóc

1. Làm cỏ:

- Giai đoạn kiến thiết cơ bản: 5 lần/năm, làm cỏ sạch dọc cà phê.

- Giai đoạn cà phê kinh doanh: 4 lần/năm. Làm cỏ sạch toàn bộ diện tích.

2. Tạo bồn

- Đắp bờ ở phía ngoài mép tán, nén chặt thanh bờ.

- Tạo bồn vào đầu mùa mưa. Hàng năm bồn đều được mở rộng theo tán cà phê cho đến khi giao nhau giữa các bồn cây bên cạnh.

3. Phân bón

+ Phân hữu cơ: Phân chuồng đã hoai mục bón 2 năm/lần với lượng 5kg/gốc.

Thời gian và phương pháp bón: Bón theo rãnh 15x20cm xung quanh tán cây.

+ Phân vô cơ:

- Liều lượng bón tính cho 1ha

Tuổi cà phê

N (kg)

P2O5 (kg)

K2O (kg)

Trồng mới

40

150

30

Chăm sóc năm 1

45

90

60

Chăm sóc năm 2

160

90

180

Kinh doanh chu kỳ 1

280

120

300

Cưa đốn phục hồi

115

150

120

- Cách bón: Bón vào vành mép tán  như phân hưu cơ, bón vào tháng 1-2 kết hợp dùng vôi rải đều trên mặt bồn cây.

4. Tạo hình

+ Thường xuyên vặt bỏ những chồi vượt mọc từ gốc, nách lá,

+ Thu hoạch xong cắt bỏ cành tăm, những cành nhỏ ở phần giáp thân, cành bị sâu bệnh, canh khô, tỉa thưa bớt cành thứ cấp (dày quá).

+ Hãm ngọn ở độ cao 1,6-1,7m

+ Cưa đốn phục hồi:

- Thời vụ: Tháng 2, để lại đoạn thân cách mặt đất 20-25 cm. Bề mặt cắt phẳng và vát 1 góc 450. Rong tỉa cây bang mát để cho ánh sánh lọt vào 60-70%.

- Định chồi: Giữ 4 chồi to khỏe phân bố đều trên thân, khi chồi cao 20-25cm giữ lại một gốc hai chồi để tạo thân.

III. Phòng trừ sâu bệnh

1. Sâu bệnh hai cà phê

+ Sâu đục thân: Gây hại chủ yếu trên thân cà phê từ năm thứ 3 trở đi, ở đoạn 1/2 đến 1/3 thân chính.

+ Phòng trừ:

-          Thu gom tất cả các cây đã bị sâu hại đem đốt.

-          Trồng cây che bóng với mật độ phù hợp.

-          Phan Padan 0,2% trước mùa gây hại (tháng 3 và tháng 8).

2. Bệnh hại cà phê

+ Bệnh lở cổ rễ: Chủ yếu gây hại ở vườn ươm

Phòng trừ: Nhổ, đốt các cây bị bệnh nặng, không để đất xung quanh gốc bị đóng vàng và đọng nước, tránh gây vết thương ở rễ. Tưới nước Boođô 1%, phun Ridomil 0,3%.

+ Bệnh vàng lá do tuyến trùng:

- Những cây bi bệnh thường làm cho cây sinh trưởng chem., ít cành thứ cấp và chồi vượt, lá màu vàng, rễ và cổ rễ thối thường hay xuất hiện nhiều cà phê thời kỳ KTCB trong mùa mưa.

- Phòng trừ: Kiểm tra vườn cây, phát hiện kịp thời cây bị bệnh. Nếu nặng thì đào đốt, nhẹ thì xử lý bằng thuốc Puradan 6g/gốc (tương đương 30kg/ha). Bón phân đầy đủ, cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ và vôi, hạn chế xới xáo trong vườn cà phê đã bị bệnh để tránh làm tổn thương ở bộ rễ. Vườn cà phê già cỗi bị bệnh sau khi thanh lý, không được trồng lại ngay mà phải rà rễ và luân canh cây họ đậu ít nhất 2 năm trước khi trồng lại cà phê.

IV. Thu hoạch

Kỹ thuật thu hái:

-          Phải thu hoạch bằng tay, khi quả chín không được vặn cành, làm gãy cành.

-           Có thể thu hoạch làm nhiều đợt trong một vụ quả.

-          Sản phẩm cà phê thu hái phải đạt 95% quả chín 2/3 trở lên.

 


Các tin Khoa học nông nghiệp khác:

 

LÀN GIÓ MỚI CHO KHỞI NGHIỆP NÔNG THÔN (3/10/2022)
NÔNG NGHIỆP TỪ MỤC TIÊU SỐ LƯỢNG SANG TỐI ƯU CHẤT LƯỢNG (28/6/2022)
Tham khảo một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp tại Thái Lan (20/6/2022)
HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT TIÊU THỤ NÔNG SẢN CẦN SỰ BỀN CHẶT (13/6/2022)
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHCN VỤ XUÂN 2022 (13/6/2022)
Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp các bon thấp và tăng trưởng xanh (9/6/2022)
Ngành nông nghiệp ứng phó linh hoạt với khó khăn của thị trường (7/6/2022)
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ, TUẦN HOÀN, SINH THÁI, KHÔNG CHẤT THẢI TẠI THANH HOÁ (27/5/2022)
Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư nông nghiệp Việt Nam - Vương quốc Anh (27/5/2022)
Đào tạo, tập huấn nhân rộng mô hình sản xuất ngô sinh khối (26/5/2022)
Giới thiệu chung
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 304
Tất cả: 4359353
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com