Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
Toạ đàm kỹ thuật chăm sóc lúa xuân sau rét để đạt năng suất cao và giải pháp cho vụ mùa tại miền Bắc
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Bản in Lần xem : 4116

Toạ đàm kỹ thuật chăm sóc lúa xuân sau rét để đạt năng suất cao và giải pháp cho vụ mùa tại miền Bắc
Tin đăng ngày: 12/5/2011

Ngày 18/04/2011, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức toạ đàm về: "Kỹ thuật chăm sóc lúa xuân sau rét để đạt năng suất cao và giải pháp cho vụ mùa 2011" tại Hà Nội.
 
Tham dự buổi tọa đàm có các nhà khoa học và quản lý của Viện KHNNVN, các đơn vị thành viên: Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm; Viện KHKT Nông nghiệp Bắc trung Bộ, Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Thổ nhưỡng nông hóa và Trung tâm chuyển giao công nghệ và Khuyến nông. Ngoài ra, còn có lãnh đạo Cục trồng trọt, Hiệp hội thương mại giống cây trồng, đại diện một số Sở nông nghiệp và PTNT các tỉnh phía Bắc, một số chuyên gia có kinh nghiệm về chỉ đạo sản xuất lúa và cơ quan thông tin đại chúng.

Vụ Đông xuân 2010-2011, do rét đậm, rét hại kéo dài (trên 30 ngày dưới 150C), nhiều đợt gió mùa đông bắc (trên 20 đợt), trong đó có 4 đợt nghiêm trọng đến hết tháng 3/2011 nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của lúa Xuân. Số giờ nắng thấp, tổng tích ôn chỉ đạt 70-75% so với trung bình nhiều năm. Theo điều tra, Quảng Bình có 10.000 ha lúa phải gieo lại; Quảng Trị 9.500 ha; Hà Tĩnh 347,3 ha mạ và 10.043 ha lúa bị chết; Nghệ An 507,7 ha mạ và 9.550 ha lúa bị hư hại; Hải Phòng hơn 10.000 ha lúa bị bệnh nghẹt rễ, vàng lá; Nam Định gần 20.000 ha. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc có khoảng 70.000 ha lúa và 5.000 ha mạ bị chết. Phú Thọ mất trắng 487 ha; Bắc Giang khoảng 1.500 ha lúa; Cao Bằng 1.500 ha (bằng 57% DT gieo cấy); Lai Châu 590 ha mất trắng ; Yên Bái 2.708 ha (bằng 16% DT gieo cấy). Các tỉnh bị thiệt hại ít như Lào Cai 106ha; Hà Giang 10ha; Sơn La 10ha. Giống bị chết rét, táp lá, bị nghẹt rễ vàng lá chậm phát triển chủ yếu là các giống chất lượng, chịu rét kém như Bắc Thơm 7, BC15, HT1.
 
Lúa xuân do gieo cấy muộn, gặp rét có thể sẽ thu hoạch muộn trên 20 ngày tuỳ vùng, song tại các tỉnh Bắc Trung Bộ có thể chậm tới trên 30 ngày, do vậy chắc chắn sẽ trỗ không đúng khung thời vụ tốt nhất là trước 15/5 nên sẽ gặp gió Tây Nam nóng làm giảm năng suất, ảnh hưởng vụ Mùa/Hè thu và vụ Đông 2011. Các đại biểu đã thảo luận và thống nhất như sau:
 
I. Với vụ lúa Xuân
Ngoài các giải pháp đã nêu trong các công điện số 12/CĐ-BNN-TT ngày 9/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và công văn số 463/TT-CLT ngày 5/4/2011 của Cục Trồng trọt về việc chỉ đạo sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2010-2011, cần lưu ý mọt số giải pháp sau đây:
- Duy trì mực nước cho ruộng lúa 3-5cm để thúc đẩy lúa đẻ nhánh, phát triển
- Điều chỉnh tăng lượng phân bón, thu hẹp thới gian giữa các kỳ bón. Với trà cấy sớm đã bón thúc đợt 2, đang chuẩn bị phân hóa đòng, cần tăng cường chăm sóc, không bón thêm đạm nhằm tránh đẻ lai rai, tăng phân kali để giảm tỉ lệ hạt lép, tăng cường khả năng kháng bệnh; với trà chưa bón đợt 2, cần bón ngay phân đạm kết hợp làm cỏ sục bùn.
- Với các ruộng có triệu chứng vàng lá sinh lý do nghẹt rễ, nếu điều kiện cho phép có thể sục bùn kết hợp thay nước và bón thêm phân lân super. Đối với lúa lúa gieo thẳng kết thúc tỉa dặm, bón thúc tập trung. Có thể sử dụng phân bón qua lá và một số chất kích thích sinh trưởng có tên trong Danh mục phân bón của Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Năm nay do thời vụ kéo dài, nên khả năng đạo ôn trên lá có nguy cơ bùng phát cùng với sâu đục thân. Rầy nâu lứa 3,4 có thể phát triển trên các chân ruộng bón muộn, thừa đạm và thiếu nước, do vậy cần thăm đồng, kiểm tra thường xuyên.
 
II. Với vụ lúa Mùa/Hè thu
- Chọn bộ giống ngắn ngày (90-dưới 100 ngày), tập trung chủ yếu các giống lúa thuần để đảm bảo thu hoạch sớm, nhất là tại các tỉnh miền Trung cần thu hoạch trước 15/9, tránh lũ.
- Khó khăn do thiếu giống rất rõ ràng, nhất là các giống chuyển vụ. Do vậy, Cục Trồng trọt nên có tính toán các giống thích hợp để chuyển từ Nam Trung Bộ ra (nhiều giống sắp thu hoạch). Với các giống không thể đáp ứng từ phía Nam, cũng như nguồn từ bên ngoài có thể phải lựa chọn một tỉ lệ nhất định từ các ruộng chín sớm, kết hợp xử lý thúc mầm.
 
- Về phương thức làm mạ, nên ưu tiên cho mạ dầy xúc vì đảm bảo bén rễ nhanh. Cũng có thể làm mạ dược theo cách gặt sớm 1 góc ruộng để làm mạ, song cần lưu ý bảo vệ khỏi rầy lưng trắng, tránh để cây mạ thành môi giới truyền bệnh lúa lùn sọc đen sang vụ mùa. Khi gieo mạ, cần xử lý hạt giống. Những nơi có điều kiện có thể gieo sạ (song phải giữ nước 2-3 cm).
- Lao động sẽ là vấn đề lớn vì thu hoạch vụ Xuân và gieo cấy vụ Mùa/Hè thu phải thực hiện trong thời gian rất ngắn, do vậy cần chuẩn bị tốt khâu cơ giới hóa làm đất. Thêm nữa, để làm đất và cấy hiệu quả cần chủ động có kế hoạch điều tiết nước chủ động.
- Khoảng cách giữa 2 vụ ngắn nên không đủ thời gian cho rơm rạ phân huỷ nên cây lúa rất dễ bị ngộ độc hữu cơ trong thời tiết nắng, nóng. Hơn nữa, khi vi sinh vật phân giải hữu cơ hoạt động sẽ lấy từ đất một lượng dinh dưỡng đáng kể (chủ yếu là đạm), do vậy cần bón phân đạm lót khoảng 2-3 kg/sào Bắc Bộ; 3-4kg/sào Trung Bộ để tránh vi sinh vật cạnh tranh đạm với cây lúa trong giai đoạn đầu.
- Với vùng đất cao khó khăn về tưới nước có thể chuyển vụ, làm màu Thu-Đông với các cây trồng đa thời vụ.
 
III. Về chính sách
Do vụ Mùa có nhiều khó khăn, nhất là khâu làm đất, giống, nên Hội nghị đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ nông dân:
- Chi phí khâu làm đất (Giá xăng dầu có thể còn lên nữa thì nông dân rất khó có thể sử dụng máy làm đất).
- Hỗ trợ nông dân tiền mua giống ngắn ngày
- Bố trí đủ và kịp thời kinh phí cho các Công ty Thuỷ nông để có thể đáp ứng nhu cầu về nước cho làm đất và gieo cấy, cũng như tiêu úng khi bị mưa bão.


Các tin Tin tức - Sự kiện khác:

 

CÔNG ĐOÀN VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ TỔ CHỨC KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 (08/3/2024)
Đánh giá hoàn thiện quy trình sản xuất cam Nam Đông thời kì kinh doanh và kiến thiết cơ bản theo tiêu chuẩn VietGAP (28/02/2024)
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024 (30/1/2024)
Diễn đàn Nông nghiệp “Sản xuất, thâm canh cây ăn quả có múi an toàn dịch bệnh” (30/11/2023)
Hội thảo mô hình sản xuất thâm canh giống sắn mới STB1 (29/11/2023)
Giao lưu bóng chuyền hơi chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/2023)
Đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất giống cam Nam Đông đạt tiêu chuẩn VietGAP (10/10/2023)
Rộn ràng “Đêm hội trăng rằm” (27/9/2023)
Giới thiệu các giống, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (24/8/2023)
“Gương sáng quanh ta” - Lan tỏa những điều tốt đẹp! (10/6/2023)
Giới thiệu chung
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 289
Tất cả: 4363343
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com