Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
NHỮNG TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA LẠC ĐEN
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bản in Lần xem : 17562

NHỮNG TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA LẠC ĐEN
Tin đăng ngày: 3/2/2021

Củ lạc, tên gọi đúng là quả lạc, ở Trung Quốc gọi là quả trường sinh (sống đời), ở miền Nam gọi là đậu phộng hoặc đậu phụng.

Lạc là món ăn có khắp mọi nơi, vị bùi, béo ngậy và có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh. Nhưng chọn loại nào, ăn thế nào để tận dụng hết tiềm năng của nó thì lâu nay ít ai quan tâm, thậm chí còn để lãng phí rất nhiều những hạt lạc tưởng là quá đỗi bình thường này.

Loại giống: Từ năm 2012, giống lạc đen CNC1 do TS Đồng Thị Kim Cúc, GS.TS Nguyễn Năng Vịnh, PGS.TS Hà Thị Thuý, TS Lê Quốc Hùng và cộng sự (Viện Di truyền Nông nghiệp) chọn tạo từ nguồn vật liệu (Dự án 15) nhập nội, đưa giống Lạc Đen CNC1 vào hệ thống khảo nghiệm Quốc gia; kết quả khảo nghiệm DUS cho thấy, giống lạc đen CNC1 có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định; giống đã được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống tạm thời theo Quyết định số 62/QĐ- TT-CLT ngày 4 tháng 4 năm 2018.

Khảo nghiệm sản xuất tại 08 địa phương: Thanh Hóa, Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Nội, trên diện tích 107 ha ở hai vụ Xuân Hè và Thu - Đông từ năm 2013 và năm 2017 cho thấy giống lạc đen CNC1 sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu khá tốt với các điều kiện bất thuận, được các địa phương đề nghị mở rộng giống vào trong sản xuất và đạt được hiệu quả kinh tế cao.

LD1.jpg

Giống lạc đen CNC1 có đặc điểm khác biệt với các giống lạc thường đang trồng phổ biến ở nước ta hiện nay là, vỏ hạt màu tím sẫm nên gọi lạc đen (giống lạc thường trồng phổ biến hiện nay có vỏ hạt màu hồng).

Giá trị dinh dưỡng của lạc Đen

Lạc Đen có vị ngọt, bùi, giàu chất dinh dưỡng hơn lạc thường, còn được gọi là lạc giàu selen, là thực phẩm có tính kiềm điển hình, giàu arginine (khoáng chất) và các axit béo không bão hòa, vitamin E, vitamin B, lecithin (một trong nhóm các phospholipit, thành phần quan trọng trong màng tế bào), canxi, kali, đồng, kẽm, sắt, selen, mangan và tám loại vitamin và 19 loại axit amin là thành phần dinh dưỡng mà cơ thể con người cần; Selen (Se) là chất khoáng, chỉ có trong cơ thể người với hàm lượng rất nhỏ, nhưng vô cùng quan trọng, nó là một chất giải độc kỳ diệu chuyên "săn bẫy" các kim loại nặng độc hại rồi thải trừ chúng ra khỏi cơ thể. Người ta cũng chứng minh được Se đóng vai trò then chốt trong quá trình ôxy hóa, chống lão hóa cơ thể.

Theo nhà thực phẩm học William Woys Weaver, Lạc Đen đã được sử dụng như một loại chất thay thế cho Bambarra đen. Bambarra đen rất quan trọng trong y học dân gian châu Phi, họ sử dụng như là một chất tăng khả năng sinh lý của con người. Đồng thời, Lạc Đen có thể ức chế sự hình thành khối u ác tính, loại bỏ chất béo dư thừa trong cơ thể, ngăn chặn bức xạ nhìn thấy và tia cực tím và bổ sung dinh dưỡng tự nhiên cho cơ thể con người.

Lạc Đen rất giàu Anthocyanins, Anthocyanins là chất ức chế gốc tự do, chống oxy hóa, chống bức xạ, chống chống lão hóa và hoạt động tim mạch, tăng cường độ đàn hồi của da, bảo vệ da và tăng cường sức khỏe da, giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu trong máu, phòng ngừa các bệnh tim mạch, và sơ vữa động mạch, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng sinh học khác…. Ngoài ra, vỏ lụa Lạc đen còn chứa flavonoid, BPSP resveratrolalcohol và các thành phần sinh học khác với các tính năng độc đáo.

Một số món ăn từ lạc để chữa bệnh:

Thiếu máu do huyết hư: Hạt lạc cả vỏ lụa 12-18g, nấu ăn trong ngày, ăn thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ;

Thiếu máu, tim hồi hộp, đoản hơi khó thở, đau đầu, suy nhược, hấp thụ kém: có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm; dùng: lạc nhân cả vỏ lụa 6-20kg, táo tàu 6-10 quả (bỏ hạt), đem 2 thứ hầm với nhau quấy nhuyễn, ngày dùng 1 thang chia 3 lần uống với nước hầm táo tàu. Nếu cho thêm 12-15g long nhãn để ăn càng có hiệu quả cao, kinh nghiệm tốt cho trường hợp thiếu máu, thiếu sắt.

Bổ khí, sinh, dưỡng huyết:  gân bò, hoặc xương sống lợn, lạc cả vỏ lụa 100-150g, hầm cho nhừ, dung ngày một lần, tuần ba đến năm lần ăn.

Chữa tiểu cầu giảm, máu chậm đông: Lạc nhân rang để cả vỏ lụa 60g chia làm 4 lần, nhai ăn trong ngày, có tác dụng bổ tỳ, ích vị, dưỡng huyết, cầm máu.

Tăng tiết sữa: Lạc nhân (cả vỏ lụa) 50g, nấm hương 20g, 1 chân giò, thái miếng lấy phần nhiều nạc ít mỡ. Hầm nhừ, ngày ăn một lần hoặc cách ngày một lần.

- Lạc nhân 60g, đậu nành 60g, móng lợn ninh nhừ cho đường hoặc muối để ăn.

Tăng huyết áp: Lạc nhân cả vỏ lụa ngâm giấm trong 5-7 ngày; nhai hằng ngày sáng tối mỗi lần 5-10 hạt, liệu trình 2 tuần hoặc làm nộm lạc cần tây ăn.

Phù thũng 2 chân: Lạc nhân cả vỏ lụa 100g, tỏi 30g thái lát, táo tàu 15g, dầu ăn 15g. Đun nóng dầu cho tỏi vào phi thơm rồi mới cho lạc, táo và nước vào nấu cho đến khi nhừ  nát, chia 2 lần ăn trong ngày.

Chữa đau họng mạn tính, khản tiếng: Canh lạc dùng 100g lạc nhân cả vỏ lụa cho nước nấu chín thêm gia vị, ngày ăn một lần, có thể phối hợp với giá đậu xanh cho vào canh trước khi nhắc ra (ăn tái).

Đau dạ dày, tá tràng: Lạc nhân 30g, ngâm nước 30 phút sau đó giã nát, rồi cho 200ml mật ong vào trộn đều, uống tối trước khi đi ngủ.

Chảy máu ngoài da: Vỏ lụa lạc nhân tán bột hoặc vò nát (nếu không tán được) rắc lên vết thương chảy máu. Thích hợp khi cấp cứu chảy máu nhẹ, sơ cứu trước khi đến bệnh viện.

Kiêng kỵ: Nếu theo các bài nêu trên thì trái với lâu nay nói ho kiêng lạc thì nên hiểu là hạn chế vì đang ho nếu có đàm lại ăn chất béo vào nữa là không hợp lý. Ăn nhiều quá sẽ bị đầy vì nhiều dầu khó tiêu cũng gây ho (quan hệ biểu lý phế đại tràng trong Đông y).

Còn kiêng dùng lạc khi bị tiêu chảy, trạng thái hàn, có thấp trệ (không tiêu). Người cắt túi mật không nên dùng (thiếu mật để nhũ hóa chất béo), có hiện tượng tụ máu, có nhọt lở vì lạc béo. Kỵ ăn lạc cùng dưa chuột và cua./.

                                                                                                                                                                                                             TS. Đồng Thị Kim Cúc – Viện Di truyền Nông nghiệp

                                                                                                                                                                                                                                                 Dương Huyền pv


Các tin Khoa học nông nghiệp khác:

 

LÀN GIÓ MỚI CHO KHỞI NGHIỆP NÔNG THÔN (3/10/2022)
NÔNG NGHIỆP TỪ MỤC TIÊU SỐ LƯỢNG SANG TỐI ƯU CHẤT LƯỢNG (28/6/2022)
Tham khảo một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp tại Thái Lan (20/6/2022)
HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT TIÊU THỤ NÔNG SẢN CẦN SỰ BỀN CHẶT (13/6/2022)
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHCN VỤ XUÂN 2022 (13/6/2022)
Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp các bon thấp và tăng trưởng xanh (9/6/2022)
Ngành nông nghiệp ứng phó linh hoạt với khó khăn của thị trường (7/6/2022)
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ, TUẦN HOÀN, SINH THÁI, KHÔNG CHẤT THẢI TẠI THANH HOÁ (27/5/2022)
Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư nông nghiệp Việt Nam - Vương quốc Anh (27/5/2022)
Đào tạo, tập huấn nhân rộng mô hình sản xuất ngô sinh khối (26/5/2022)
Giới thiệu chung
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 694
Tất cả: 4349720
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com