Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
Hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bản in Lần xem : 3410

Hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa
Tin đăng ngày: 27/7/2016

Hiện tượng này thường xảy ra vào vụ mùa, vì khoảng thời gian làm đất đến gieo cấy ngắn, đất làm sổi, rơm rạ chưa kịp thối ngấu. Sau khi gieo cấy lúa mùa, lượng rơm rạ trong đất tiếp tục phân hủy trong điều kiện yếm khí sẽ sản sinh ra các khí H2S, CH4... Để hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ và nâng cao năng suất cho lúa mùa mùa, cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Làm đất

- Là biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của lúa. Vì vậy sau khi thu hoạch xong cần khẩn trương làm đất ngay đảm bảo đủ thời gian để rơm rạ thối ngấu và kịp khung thời vụ gieo cấy.

- Trong thực tế, các hộ dân chủ yếu gặt ngang lưng cây lúa, lượng rơm rạ để lại trên đồng ruộng rất lớn, dễ dẫn đến hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ. Vì vậy, khi thu hoạch lúa xong nên sử dụng các chế phẩm để xử lý rơm rạ như Trichoderma, Emunic… Hoặc rắc phân vi sinh Azotobacterin với lượng 7 - 10 kg/sào + 10 - 15 kg vôi bột sau đó cày vùi rơm rạ, đưa nước vào ngâm dầm ít nhất 5 - 7 ngày rồi tiến hành bừa cấy.

Lưu ý: Những chân ruộng trũng phèn cần bón lượng vôi bột từ 20 - 25 kg/sào để hạn chế hiện tượng ngộ độc sắt cho lúa.

2. Tưới nước

Áp dụng biện pháp tưới khô ướt xen kẽ tự nhiên: Sau khi cấy xong cần giữ nguyên mực nước giúp cho mạ hồi nhanh, sau đó điều tiết nước ở trạng thái chỉ có ở dấu chân trên mặt ruộng 5 – 7 ngày, lại tiếp tục lấy nước vào ruộng ở mức 3-5 cm. Biện pháp này giúp cung cấp ô xy cho đất, hỗ trợ bộ rễ phát triển tốt, nên cần lặp lại nhiều lần. Kỹ thuật rút nước này tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh tốt, đồng thời giúp bộ rễ phát triển mạnh, đâm sâu vào đất, tăng cường khả năng hút chất dinh dưỡng, giúp cho cây lúa ít bị đổ.

- Khi số dảnh/khóm đạt 8 - 9 dảnh, tiến hành tháo cạn nước để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu (thời gian phơi ruộng 7 ngày). Khi lúa có đòng cứt gián thì tháo nước trở lại, không để lúa bị hạn ở giai đoạn này. Đến khi lúa chín đỏ đuôi thì tháo cạn nước để thuận lợi cho việc thu hoạch.

3. Bón phân

- Đối với 1 giống lúa thì thời gian sinh trưởng vụ mùa ngắn hơn so với vụ xuân. Nếu bón phân muộn, cây lúa không chỉ dễ bị sâu bệnh hại mà còn có thể xảy ra hiện tượng vừa đẻ nhánh, vừa làm đòng, năng suất thấp. Vì vậy, cần áp dụng phương châm  là bón lót sâu, thúc sớm, tập trung và bón phân cân đối và đầy đủ từ đó giúp lúa cứng cây, khỏe mạnh ngay từ đầu vụ.

- Lượng phân bón cho 1 sào:

+ Đối với phân đơn:

Phân chuồng 400 - 500 kg; Vôi bột 15 kg; Supe lân 15 - 20 kg; Đạm urê 7 - 8 kg; Kali 6 - 8 kg.  

+ Đối với phân tổng hợp:

NPK-S (5:10:3-8 dùng bón lót): 15 – 20 kg.

NPK-S (12:5:10-14 dùng bón thúc): 15 – 17 kg.

- Cách bón:

+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% vôi bột + 100% supe lân hoặc 100% phân NPK-S (5:10:3-8).

+ Bón thúc:

* Nếu sử dụng phân đơn:

Bón lần 1: Khi cây lúa bén rễ, hồi xanh (7 – 10 ngày sau cấy) bón 4 – 5 kg đạm + 3 – 4kg kali/sào

Bón lần 2: Khi cây lúa đứng cái, phân hóa đòng (trước trỗ 25 – 30 ngày) bón 2 – 3kg đạm + 4 – 5kg kali/sào.

* Nếu sử dụng phân tổng hợp NPK:

Bón thúc lần 1 sau cấy 7 – 10 ngày với lượng phân từ 8 – 9kg/ sào.

Bón thúc lần 2: Khi cây lúa đứng cái, phân hóa đòng (trước trỗ 25 – 30 ngày) với lượng phân từ 7 – 8kg/ sào

4. Phòng trừ sâu bệnh hại

- Ở vụ mùa, cây lúa thường bị một số sâu bệnh hại chính như: sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy, ốc bươu vàng; bệnh bạc lá, khô vằn, nghẹt rễ… Trong quá trình chăm sóc lúa cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm sâu bệnh để phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

Nguồn khuyennongvn.gov.vn


Các tin Khoa học nông nghiệp khác:

 

LÀN GIÓ MỚI CHO KHỞI NGHIỆP NÔNG THÔN (3/10/2022)
NÔNG NGHIỆP TỪ MỤC TIÊU SỐ LƯỢNG SANG TỐI ƯU CHẤT LƯỢNG (28/6/2022)
Tham khảo một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp tại Thái Lan (20/6/2022)
HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT TIÊU THỤ NÔNG SẢN CẦN SỰ BỀN CHẶT (13/6/2022)
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHCN VỤ XUÂN 2022 (13/6/2022)
Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp các bon thấp và tăng trưởng xanh (9/6/2022)
Ngành nông nghiệp ứng phó linh hoạt với khó khăn của thị trường (7/6/2022)
HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ, TUẦN HOÀN, SINH THÁI, KHÔNG CHẤT THẢI TẠI THANH HOÁ (27/5/2022)
Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư nông nghiệp Việt Nam - Vương quốc Anh (27/5/2022)
Đào tạo, tập huấn nhân rộng mô hình sản xuất ngô sinh khối (26/5/2022)
Giới thiệu chung
Săp xếp lại các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện và yêu cầu theo đề án “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAAS” giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030 theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về chuyên môn, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 1165
Tất cả: 4619777
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com