Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
Tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất lạc xuân đạt năng suất cao
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Bản in Lần xem : 4676

Tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất lạc xuân đạt năng suất cao
Tin đăng ngày: 19/1/2015

Trong khuôn khổ dự án “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình lạc Xuân đạt năng suất cao tại Hà Tĩnh”, ngày 10/1/2015 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ đã phối hợp với Sở KH&CN Hà Tĩnh tổ chức tập huấn về Quy trình kỹ thuật sản xuất lạc Xuân đạt năng suất cao tại xã Thạch Châu. Tham dự buổi tập huấn có đại diện UBND xã Thạch Châu, Sở KH&CN, Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ và hơn 200 hộ dân vùng triển khai dự án.

Sau 01 ngày tập huấn, bà con xã viên ngoài được nhận tài liệu còn được ThS. Phan Thị Thanh - Trưởng bộ môn Nghiên cứu đậu đỗ - Viện KHKTNN Bắc Trung bộ truyền đạt đầy đủ về các quy trình kỹ thuật như: Gieo trồng, thời vụ gieo, làm đất gieo hạt, bón phân, che phủ nilong, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch, bảo quản chế biến. Trong quá trình tập huấn, các hộ dân tham gia dự án và cán bộ kỹ thuật của Viện đã cũng nhau thảo luận sôi nổi, các hộ dân đã đặt ra các câu hỏi và các tình huống khác nhau trong quá trình sản xuất lạc Xuân và được cán bộ kỹ thuật của Viện giải thích một cách rõ ràng, dễ hiểu. Sau ngày tập huấn, các hộ dân nắm vững quy trình kỹ thuật sản xuất lạc Xuân đạt năng suất cao và hứng khởi tham gia triển khai dự án. 

Các hộ dân cùng nhà khoa học đang thảo luận tại buổi tập huấn

Quy trình kỹ thuật sản xuất lạc Xuân đạt năng suất cao

  1. Giống lạc: L14, L20
  2. Thời vụ gieo: Vụ Xuân 20/1 đến 5/2
  3. Làm đất và gieo hạt:

- Chọn đất: Đất trồng lạc phải có thành phần cơ giới nhẹ, đất có độ phì cao (đất thâm canh) có điều kiện tưới và tiêu chủ động.

- Làm đất: Cày bừa nhỏ tơi xốp đất và nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống.

Trước khi gieo hạt độ ẩm cần đạt 75%. Nếu đất khô phải tưới cho đủ ẩm rồi gieo hoặc tưới vào rãnh sau khi gieo.

- Lên luống rạch hàng

Luống rộng 1,3m (cả rãnh) rãnh rộng 0,3m, cao 15 – 20cm. Mặt luống rộng 1m được chia thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống, hàng cách hàng 25 cm, hạt cách hạt 15cm, 2 hàng bên cách mép luống 12cm. Bố trí luống theo hướng Đông – Tây để tận dụng tối đa lượng bức xạ mặt trời. Độ sâu lấp hạt 3-4cm.

- Mật độ gieo: Để đảm bảo mật độ 42 - 44 cây/m2, gieo 02 hạt/ hốc (hạt cách hạt 1,5 - 2cm).

  1. Bón phân:

- Liều lượng phân bón cho 01 ha: Tối thiểu 15 tấn phân chuồng + 1.000kg N:P:K (3:9:6) + 500kg vôi bột hoặc 15 tấn phân chuồng + 40 – 50N; 120 – 135kg P2O5; 80 – 90kg K2O + 500kg vôi bột)

- Cách bón: Trước khi bừa lần cuối rải đều 70% lượng vôi trên ruộng. Sau khi lên luống bón toàn bộ phân chuồng, đạm, lân, kali theo rãnh, dùng đất lấp kín phân trước khi gieo hạt. Lượng vôi còn lại bón đều khi kết thúc thời kỳ ra hoa rộ.

  1. Che phủ nilon:

Dùng nilon chuyên dùng cho lạc: Độ dày 0.007 – 0.01 cm, 1kg phủ cho 100m2  đấtSau khi gieo và phun thuốc trừ cỏ thì căng phẳng nilon để phủ, khi thấy xuất hiện 2 lá mầm xòe ra thì tiến hành đục lỗ để cây mọc ra ngoài.

  1. Chăm sóc:

- Phun thuốc trừ cỏ: Dùng các loại thuốc tiền nảy mầm như Antaco 500ND, staco 500EC (có hoạt chất Alachlor), Dual 720 EC (có hoạt chất metolachlon) hoặc raft (có hoạt chất Oxydiargye).

- Tưới nước: Phải đảm bảo đủ độ ẩm 70% vào các giai đoạn quan trọng: Khi cây có 3 – 4 lá thật và khi ra hoa.

- Sử dụng phun các loại phân vi lượng:

Phun bổ sung vi lượng (Mo, B, Zn, Mg) và một số chế phẩm sinh học Bio – Plant và Pro – Plant vào thời kỳ thích hợp theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Ngoài ra ở thời kỳ sinh thực, khi bộ lá phát triển quá mạnh chúng ta có thể sử dụng chất kìm hãm sinh trưởng vào các thời kỳ 30 – 40 ngày sau ra hoa.

  1. Phòng trừ sâu bệnh:

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) lưu ý đối với một số đối tượng sâu bệnh sau:

Bệnh chết cây con: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc trừ nấm Thiran 80WP, Benlác 50WP, 0,3g/kg hạt.

Bệnh gỉ sắt, đốm đen, bệnh mốc vàng, đốm xám vỏ hạt, đốm đen quả: xử lý hạt, đất trước khi gieo, tránh tổn thương cho cây và quả trong quá trình chăm sóc.

Sâu hại chủ yếu: Sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu xám, bọ chích hút. Định kỳ kiểm tra đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi xuất hiện sâu hại.

  1. Thu hoạch:

Thu hoạch đúng độ chín, khi số quả già đạt 80 – 85%. Phơi ngay để giảm tỷ lệ bệnh hại quả đặc biệt là bệnh mốc vàng.

Đối với lạc giống cần thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm 5 – 7 ngày (khi quả già đạt 70 – 75%).

 


Các tin Tin tức - Sự kiện khác:

 

Tập huấn quản lý dịch hại trên cây lạc tại Diễn Châu, Nghệ An (6/11/2024)
Lễ chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng và đảng viên thuộc Đảng bộ Viện KHKT NN  Bắc Trung Bộ  (6/9/2024)
Thông báo tuyển chọn chuyên gia 2024-2025 (6/9/2024)
Tạo tín chỉ Carbon trong sản xuất lúa cho vùng Bắc Trung Bộ (13/5/2024)
CÔNG ĐOÀN VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ TỔ CHỨC KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 (08/3/2024)
Đánh giá hoàn thiện quy trình sản xuất cam Nam Đông thời kì kinh doanh và kiến thiết cơ bản theo tiêu chuẩn VietGAP (28/02/2024)
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024 (30/1/2024)
Diễn đàn Nông nghiệp “Sản xuất, thâm canh cây ăn quả có múi an toàn dịch bệnh” (30/11/2023)
Hội thảo mô hình sản xuất thâm canh giống sắn mới STB1 (29/11/2023)
Giao lưu bóng chuyền hơi chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/2023)
Giới thiệu chung
Săp xếp lại các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện và yêu cầu theo đề án “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAAS” giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030 theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về chuyên môn, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 473
Tất cả: 4620375
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com