Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014 VÀ KẾ HOẠCH 2015
GIỚI THIỆU CHUNG
Bản in Lần xem : 6492

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014 VÀ KẾ HOẠCH 2015
Tin đăng ngày: 8/1/2015

Phần một: Đặc điểm, thuận lợi và khó khăn

1. Thuận lợi

Năm 2014, Viện đã hoàn thành tốt các công việc được giao do được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp & PTNT, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.

Viện đã nhận được sự hợp tác tích cực của các đơn vị nghiên cứu và các địa phương trong Vùng, từ đó công tác nghiên cứu và chuyển giao Khoa học công nghệ nông nghiệp đã có những thành tựu nhất định.

Về nhân lực, Viện có đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt tình trong công tác, luôn tìm tòi, học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, được sự quan tâm, tạo điều kiện của các đơn vị cấp trên và sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong toàn Viện, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu viên đang được cải thiện.

Về cơ sở vật chất, Viện đã được đầu tư cơ sở làm việc khá khang trang, Phòng thí nghiệm được trang bị nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho công tác nghiên cứu.

2. Khó khăn

Với nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho vùng Bắc Trung Bộ trải dài trên 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) và sự đa dạng về địa hình, đất đai, khí hậu nên việc bám sát địa bàn, đi lại công tác trong vùng gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, Viện đang thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao và kinh nghiệm, do đó các kết quả đã đạt được có phần hạn chế hơn so với các Viện thành viên trong VAAS.

Số lượng nhiệm vụ, kinh phí năm 2014 hạn chế đồng thời nội dung nghiên cứu chưa đa dạng đã phần nào chưa phát huy được hết tiềm lực của Viện, đặc biệt là các nghiên cứu trong Phòng Thí nghiệm. Ngoài ra, một số kế hoạch được giao hợp đồng phối hợp nhận được muộn so với tiến độ đã tạo khó khăn cho việc thực hiện.

Hệ thống kênh mương, tưới tiêu của Viện bị xuống cấp nên việc cung cấp và thoát nước gặp nhiều khó khăn.

Phần hai: Kết quả công tác năm 2014

I. Công tác tổ chức, cán bộ và hành chính, quản trị

1. Công tác tổ chức cán bộ

- Bộ máy:

+ Theo quyết định số: 02/2006/QD/BNN ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Bộ Trưởng bộ Nông nghiệp&PTNT, quy định định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Hiện nay, Viện có 03 phòng chức năng, 03 Trung tâm trực thuộc có con dấu tài khoản riêng, 04 bộ môn nghiên cứu, 01 phòng Thí nghiệm tổng hợp, cơ cấu tổ chức bộ máy đúng theo quy định. Biên chế được giao năm 2014 là 130 biên chế và 30 biên chế tự lo lương, hiện tại Viện có 131 biên chế và 30 biên chế tự lo lương. Tiền lương và các khoản đóng góp theo lương gần 8,4 tỷ đồng.Thực hiện quản lý cán bộ viên chức đúng quy định.

+ Năm 2014 Viện tuyển dụng 03 biên chế tại hội đồng thi Viện BVTV, đã có kết quả 03 thí sinh trúng tuyển và được nhận biên chế của Viện kể từ ngày 01/12/2014.

+ Trong năm Viện đã ban hành hơn 300 văn bản đi, nhận hơn 500 văn bản đến, các văn bản ban hành đều hợp lệ, đúng theo trình tự thể thức quy định của pháp luật. Hiện tại Viện còn thiếu: Điều lệ hoạt động khoa học công nghệ, đang trong thời gian xây dựng dự thảo.

- Quy hoạch cán bộ:

Viện đã xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ giai đoạn 2011- 2015 và giai đoạn 2016-2021 đã được VAAS phê duyệt. Trong năm bổ nhiệm lại 01 trường hợp, bổ nhiệm 01 phó viện trưởng, luân chuyển 02 phó viện trưởng, thôi kiêm nhiệm 01 trưởng bộ môn, 01 cán bộ kéo dài thời gian công tác.

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, viên chức (nâng lương nâng ngạch, bảo hiểm xã hội, Nghị định 132/2007/NĐ-CP):

Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ viên chức: nâng lương thường xuyên và vượt khung 39 người, nâng lương trước thời hạn 12 người, nâng nghạch 01 người, các chế độ BHXH, BHYT, thai sảnv ốm đau đầy đủ kịp thời đúng kỳ hạn.

- Đào tạo cán bộ, viên chức:

Năm 2014, Viện có 7 cán bộ tham gia đào tạo sau đại học trong đó có 03 nghiên cứu sinh trong đó có 02 nghiên cứu sinh trong nước và 01 nghiên cứu sinh tại DHLB Đức. Viện cử mới 5 cán bộ tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ trong đó: 4 cao học trong nước, 01 cao học nước ngoài tự túc kinh phí chuyên ngành Công nghệ sinh học.

- Thực hiện kê khai tài sản, thu nhập đối với các cán bộ, viên chức trong diện phải kê khai:

Hàng năm Viện đã tổ chức hướng dẫn cho cán bộ viên chức kê khai thu nhập thuộc diện quy định, đối tượng phải kê khai là 39 người.

- Xuất nhập cảnh:

Trong năm Viện đã làm hồ sơ cho 02 cán bộ viên chức xuất cảnh 01 học cao học tại Tây Ban Nha, 01 tập huấn tai Hàn Quốc và 01 tập huấn tại Trung Quốc.

- Quản lý và bổ sung hồ sơ cán bộ:

Thường xuyên bổ sung hồ sơ viên chức, bảo quản lưu giữ hồ sơ đúng theo quy định.

2. Công tác hành chính, quản trị

- Tổ chức, cán bộ làm văn thư lưu trữ:

Viện giao phòng Tổ chức Hành chính chỉ đạo, thực hiện công tác văn thư lưu trử, cử 01 chuyên viên làm công tác văn thư lưu trữ, đã được tập huấn chuyên môn.

- Thực hiện nghiệp vụ văn thư, lưu trữ (Quản lý văn bản đi, đến; Tình hình đổi và quản lý con dấu của Viện/Trung tâm, kể cả của các đơn vị trực thuộc. Thu thập, chỉnh lý, tiêu huỷ tài liệu hết giá trị; Bảo quản, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ...):

Năm 2014 Viện ban hành gần 300 văn bản đi, nhận gần 500 văn bản đến, cácvăn bản được sắp xếp khoa học và bảo quản đúng quy định, hồ sơ chưa đến thời gian tiêu hủy theo quy định. Việc bảo quản con dấu đúng quy định.

- Kết quả thực hiện qui định về soạn thảo, góp ý, thẩm định, trình ký và phát hành văn bản của VAAS (Quyết định số 768/QĐ-KHNN-HC):

Thực hiện quyết định 768/QD-KHNN-HC Viện đã xây dựng quy trình soạn thảo văn bản, phiếu trình ký, phiếu xử lý văn bản đến và quy định các lĩnh vực được ký thay đối với cấp phó Viện trưởng, ký thừa lệnh đối với Trưởng phòng thuộc lĩnh vực chuyên môn phân công, giao nhiệm vụ.

- Ban hành và tổ chức thực hiện nội qui, các loại qui chế của đơn vị:

Viên đã ban hành các quy chế: Quy chế Chi tiêu nội bộ, Quy chế Làm việc, Quy chế Dân chủ cơ quan, quy chế tết kiệm xăng xe điện nước, Quy chế bảo vệ. Hàng năm được góp ý chỉnh sửa bổ sung để phù hợp với thực tế.

- Quản lý đất đai hiện thuộc thẩm quyền của đơn vị: Tổng diện tích đất, phân loại các loại đất theo mục đích sử dụng, hiện trạng về hợp thức hóa các loại nhà làm việc:

Viện quản lý gần 173 ha đất, trong đó tại Văn phòng Viện và Trung tâm chuyển giao là 81,4 ha đất đã có bìa. Trong đó đất xây dựng trụ sở gần 8 ha, 18 ha ao hồ thùng đào thùng đấu, 5 ha công trình xây dựng khác, 50 ha đất nghiên cứu và sản xuất. Trung tâm Phủ Quỳ gần 91ha trong đó có 0,8 đất xây dựng, 4 ha ao hồ, 81,5 đất mô hình và cây dài ngày. Trung tâm Huế 1,56 ha. Toàn bộ đất đai được quản lý đúng theo quy định, đúng mục đích sử dụng đã quy hoạch

- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật:

Viện thường xuyên phổ biến pháp luật thông qua các cuộc hội nghị, hội họp, mời các báo cáo viên theo từng chuyên đề về phổ biến giảng bài, năm 2014 đã phổ biến được 02 lần trên 130 lượt người tham dự.

- Công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự cơ quan, dân quân tự vệ, vệ sinh cơ quan. (Phụ lục 1):

+ Tổ chức tốt lực lượng bảo vệ tại cơ quan, cử người tham gia tập huấn công tác bảo vệ theo chuyên ngành, phối hợp với các địa phương trong vùng giáp ranh tổ chức các hội nghị giao ban cụm, từ đó công tác bảo vệ giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn cơ quan được bảo đảm. Viện đã thành lập đội dân quan tự vệ theo độ tuổi quy định, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ tăng cường thêm công tác an ninh bảo vệ.

+ Viện rất chú trọng công tác vệ sinh xanh sạch đẹp trong cơ quan, thường xuyên phát động phong trào vệ sinh cơ quan, giao đoàn thanh niên, công đoàn cơ sở làm đầu mối để phát động, kiểm tra đôn đốc, chấm thi đua giữa các bộ phận, từ đó quang cảnh cơ quan thường xuyên xanh sạch đẹp hơn.

II. Công tác khoa học và hợp tác quốc tế

1. Công tác kế hoạch:

- Xây dựng kế hoạch

Trong năm 2014, Viện đã tham gia đề xuất các danh mục nhiệm vụ cấp Nhà nước, cấp Bộ, nhiệm vụ khyến nông, nhiệm vụ thường xuyên giai đoạn 2016-2020, đăng kí tham gia các nhiệm vụ của dự án Nông nghiệp Cacbon thấp. Ngoài ra, Viện cũng đã tích cực tham gia đấu thầu các dự án như: dự án FIRST, dự án cải thiện nông nghiệp có tưới của WB7, các dự án cấp tỉnh…

- Nhận và giao kế hoạch

Năm 2014, Viện đã tiếp tục được giao chủ trì thực hiện 03 đề tài trọng điểm cấp Bộ, 02 dự án giống thuộc Chương trình giống, 01 dự án sản xuất thử nghiệm do Bộ NN&PTNT quản lý, 03 đề tài/dự án cấp tỉnh và tham gia phối hợp thực hiện 15 nhiệm vụ nghiên cứu với một số đơn vị trong, ngoài VAAS với tổng kinh phí hơn 9 tỷ đồng. Căn cứ vào các nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ phối hợp, Viện đã giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc trong Viện.

So với năm 2013, số lượng nhiệm vụ của 2 năm tương đương về số lượng và tổng kinh phí.

2. Các kết quả KHCN nổi bật năm 2014

2.1. Các kết quả nghiên cứu cơ bản

2.1.1. Đề tài trọng điểm cấp Bộ

a. Đề tài: Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh cho vùng Bắc Trung Bộ”, thời gian thực hiện 2012-2016.

Năm 2014, đề tài đã triển khai các nội dung nghiên cứu theo đúng thuyết minh đề ra, một số kết quả đề tài đã đạt được như sau:

- Nội dung nghiên cứu, tạo vật liệu khởi đầu: Đề tài đã tiến hành lai hữu tính giữa các cặp lai, chọn lọc, đánh giá con lai, đồng thời tài tiến hành đánh giá 336 dòng – giống lúa, kết quả thu được 34 dòng, giống ngắn ngày, năng suất triển vọng trên 65 tạ/ha.

- Nội dung đánh giá chọn lọc các dòng/giống lúa: với tiêu chí chọn lọc các dòng thuần có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh, đề tài đã đánh giá 136 dòng thuần từ đó chọn lọc ra được 21 dòng triển vọng, năng suất cao trên 63 tạ/ha.

+ So sánh các dòng/giống lúa triển vọng có thời gian sinh trưởng ngắn và cực ngắn theo tiêu chí của đề tài.

- Nội dung Khảo nghiệm giống lúa mới:

+ Khảo nghiệm DUS cho giống lúa BT6.

+ Khảo nghiệm diện tích hẹp cho 2 giống triển vọng đã được tuyển chọn là BoT1 và BT6. Địa điểm triển khai tại Nghệ An, Hà Tĩnh, TT Huế.

- Nội dung Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật:

Đề tài tiến hành nghiên cứu nền phân, mật độ, và phương pháp gieo đối với các giống lúa triển vọng nhằm đưa ra quy trình thích hợp khuyến cáo cho bà con.

- Nội dung Sản xuất thử nghiệm các giống lúa triển vọng:

Đã có 2 giống lúa triển vọng BT6 và BoT1 được sản xuất thử tại các vùng sinh thái khác nhau trong khu vực Bắc Trung bộ.

Nhóm thực hiện đề tài đã tổ chức tập huấn và Hội nghị đầu bờ theo kế hoạch thuyết minh.

b. Đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang và sắn cho các tỉnh Bắc Trung bộ”, thời gian thực hiện 2012 – 2015.

Đối với cây khoai lang, đề tài tiến hành thực hiện các nghiên cứu ở 2 vụ. Vụ Đông hiện tại, cây khoai lang đang sinh trưởng phát triển tốt, chuẩn bị cho thu hoạch. Đối với cây sắn, đề tài triển khai các nghiên cứu từ tháng 3. Một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu như sau:

* Đối với cây khoai lang:

- Duy trì và đánh giá tập đoàn giống khoai lang phục vụ công tác lai tạo gồm trên 100 giống. Đánh giá các dòng khoai lang mới lai tạo đời thứ 5 gồm 75 dòng giống.

- Tiếp tục tiến hành so sánh 14 dòng/ giống khoai lang triển vọng tại Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa với tổng diện tích 5000m2.

- Tiếp tục khảo nghiệm VCU 5 dòng/giống khoai lang triển vọng tại Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Tổng diện tích đã thực hiện là 4000m2/vụ.

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho giống khoai lang mới:

       + Nghiên cứu mức phân bón hóa học N, P, K thích hợp cho 02 giống khoai lang mới tại Viện BTB với diện tích 1.500m2.

       + Nghiên cứu xác định mật độ khoai lang triển vọng đạt hiệu quả cao nhất. tại Viện BTB với diện tích 1.500m2.

- Tổ chức 01 hội thảo giới thiệu các giống khoai lang mới, triển vọng về năng suất, chất lượng cao phù hợp với cơ cấu mùa vụ tại Bắc Trung bộ.

* Đối với cây sắn: Đề tài đã tuyển chọn được dòng giống sắn HL2004-32 là dòng giống sắn triển vọng nhất, năng suất củ tươi từ 43 - 46 tấn/ha. Các nội dung nghiên cứu về cây sắn như sau:

- Khảo sát, đánh giá tập đoàn 70 dòng giống sắn tại TT nghiên cứu CCN và CAQ Phủ Quỳ. Đánh giá 85 dòng sắn mới lai tạo của 31 tổ hợp (năm thứ 2).

- So sánh 8 dòng/giống sắn để chọn ra các dòng sắn triển vọng tại các tỉnh trong khu vực.

- Khảo nghiệm VCU các giống sắn triển vọng tại Nghệ An và hà Tĩnh.

- Nghiên cứu mức phân bón và mật độ cho các giống sắn triển vọng.

c. Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống mía năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với đất gò đồi ở miền Trung và Tây Nguyên”, thời gian thực hiện 2010-2014.

Năm 2014, đề tài mía đã tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu và đạt được một số kết quả như sau:

+ Đối với dòng/giống chọn lọc từ lai tạo: Đang triển khai khảo nghiệm sản xuất cho các dòng lai, với quy mô 0,1 ha/ giống /điểm tại Nghệ An, Bình Định, Khánh Hòa.

+ Đối với dòng/giống từ nguồn vật liệu thu thập: Đang khảo nghiệm sản xuất thử các dòng/giống mía triển vọng rút ra từ khảo nghiệm cơ bản.

- Nội dung 4: Tiếp tục thực hiện nghiên cứu quy trình canh tác đối với các giống mía triển vọng:

   + Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp thâm canh mía đạt năng suất ≥ 80 tấn/ha, chữ đường ≥ 12%, cho vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

+ Nghiên cứu hoàn thiện quy trình về phân bón, kỹ thuật tổng hợp và biện pháp nhân giống mía tại Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu - Nghệ An, với quy mô: 0,2ha/điểm.

- Nội dung 5: Tiếp tục thực hiện:

+ Xây dựng 8ha/5 mô hình trình diễn các giống mía mới tại Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

d. Dự án sản xuất thử nghiệm Sản xuất thử nghiệm giống bưởi Hồng Quang Tiến tại vùng Bắc Trung Bộ”, thời gian thực hiện 2013 - 2016.

Năm 2014, dự án đã triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu theo thuyết minh đề ra, hiện tại các vườn Bưởi đang sinh trưởng, phát triển tốt, được quản lý, chăm sóc đúng quy trình, các nội dung thực hiện của dự án như sau:

- Nội dung 1: Hoàn thiện quy trình thâm canh gồm các biện pháp: Phòng trừ ruồi vàng hại quả, xác định liều lượng phân bón thích hợp.

- Nội dung 2: Sản xuất cây giống triển khai trên diện tích 0,1 ha vườn ươm, tạiTT nghiên cứu CAQ và CCN Phủ Quỳ,TX Thái Hòa, NA, từ tháng 1/2014. Kết quả đã ghép 8512 cây đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và đã xuất vườn được 8029 cây giống.

- Nội dung 3: Sản xuất thử, gồm:

+ Chăm sóc mô hình trồng mới với diện tích 5 ha, tại tại 3 tỉnh: Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, được thực hiện từ tháng 1/2014. Các mô hình vườn cây được đầu tư, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Hiện tại vườn cây sinh trưởng tốt.

+ Thâm canh vườn bưởi giai đoạn kinh doanh với diện tích 5 ha, tại Quang Tiến, TX Thái Hòa, Nghệ An, được thực hiện từ tháng 1/2014. Các mô hình vườn cây được đầu tư, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Hiện tại vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt.

2.1.2. Tình hình triển khai thực hiện các dự án giống giai đoạn 2011-2015

Trong năm 2014, Viện tiếp tục chủ trì 2 dự án giống giai đoạn 2011-2015, cụ thể:

a. Dự án “Phát triển sản xuất giống khoai lang giai đoạn 2011-2015”

Nội dung 1: Duy trì giống gốc:

+ Duy trì trong phòng thí nghiệm: Đã nuôi cấy được 35.640 cây giống khoai Hoàng long, KL5 và KTB2.

+ Duy trì giống gốc trong nhà lưới với tổng diện tích 2.100m2 tại Viện BTB và Trung tâm thực nghiệm – Sở KHCN Nghệ An cho 3 giống Hoàng long, KL5 và KTB2.

Nội dung 2: Sản xuất giống:

+ Sản xuất giống G1: 7ha, gồm giống KL5; KTB2; Hoàng Long.

+ Sản xuất giống G2: 17ha, gồm giống KL5; KTB2; Hoàng Long.

         Nội dung 3: Tập huấn, đào tạo: 3 lớp.      

b. Dự án “Sản xuất giống lạc khu vực miền Trung giai đoạn 2011-2015”

Đã thực hiện các nội dung nhân và duy trì giống gốc của các giống lạc trong dự án tại Nghệ An và Hà Tĩnh:

- Duy trì giống gốc: Số giống thực hiện trong Dự án là 05 giống gồm: L20, Sen lai, V79, L14 và L26 với diện tích 6000 m2 tại Hà Tĩnh và Viện KHKTNN BTB.

- Nhân giống SNC: với diện tích 14 ha trên 5 giống L20, Sen lai, V79, L14 và L26.

- Tập huấn: tổ chức 07 lớp tập huấn tại Nghệ An và Hà Tĩnh vào tháng 01, 2 và tháng 8 năm 2014 về quy trình sản xuất giống SNC cho 5 giống lạc trên.

2.2. Kết quả nghiên cứu và chuyển giao TBKT

Một số tiến bộ kỹ thuật được nghiên cứu và tiếp tục được đẩy mạnh chuyển giao trong năm 2014 gồm:

- Giống lúa NAR5: Giống lúa thuần NAR5 (FS1) do Viện KHKTNN Bắc Trung bộ và Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu đưa vào khảo nghiệm từ năm 2012. Đây là giống lúa cực ngắn ngày, thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân: 110-115 ngày, vụ Hè Thu: 90-92 ngày, nếu gieo sạ thẳng chỉ còn 90 ngày. NAR5 có khả năng chống chịu được các loại sâu bệnh hại chính tốt, khả năng chịu rét, chịu hạn và nóng khá. Chất lượng gạo khá, hạt gạo trong, cơm trắng, mềm dẻo, vị đậm. Hiện tại diện tích thử nghiệm giống lúa NAR5 tại 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh khoảng 200-300 ha.

- Giống lúa BoT1: Đây là giống lúa ngắn ngày. Vụ Hè Thu có thời gian sinh trưởng ngắn 105 - 110 ngày. Vụ xuân 125 - 130 ngày. Có khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu bất lợi và sâu bệnh hại. Gạo có mùi thơm, cơm dẻo. Đặc biệt, giống lúa này có khả năng thích ứng rộng với các chân đất thích hợp vùng thâm canh, vùng đất phù sa, vùng bán sơn địa, đất nghèo dinh dưỡng cũng như kỹ thuật điều kiện thâm canh của người dân ở miền núi.

- Giống lúa BT2: Giống lúa này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ nghiên cứu và lai tạo ra từ tổ hợp lai Khang dân 18/BT1. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân từ 115 - 120 ngày, vụ Mùa từ 95 - 100 ngày, chiều cao cây từ 90 - 101 cm, hạt gạo thon dài, gạo trong, cơm mềm, năng suất trung bình 65 - 75 tạ/ha.

- Giống lúa BT6 là giống lúa ngắn ngày. Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân từ 120 - 125 ngày, vụ Mùa từ 105 - 110 ngày; có khả năng chống chịu một số sâu bệnh tốt như đạo ôn, khô vằn. Năng suất trong vụ Xuân đạt trên 65 tạ/ha, vụ Mùa đạt từ 55 - 60 tạ/ha (nơi thâm canh có thể đạt 70 tạ/ha). Giống BT6 cơm dẻo, mềm cơm, hơi có mùi thơm nhẹ, thích nghi rộng trên nhiều chân đất khác nhau.

- Các giống lúa lai Thiên Ưu 128, Thiên Ưu 998 là những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, có hiệu quả trong việc né tránh thiên tai, đã được Bộ NN&PTNT công nhận cho sản xuất thử.

- Giống sắn NA1 năng suất cao 55 - 70 tấn/ ha, thích hợp cho vùng Bắc Trung Bộ và các vùng khác có điều kiện tương tự.

- Giống lạc L20 năng suất cao (3,5 - 5,0 tấn/ha), chống chịu sâu bệnh và chịu hạn tốt đang được nông dân trong vùng tiếp thu nhanh, diện tích gieo trồng L20 hiện nay đã lên tới hàng ngàn ha và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho phép mở rộng sản xuất.

- Giống quýt Phủ Quỳ (PQ1) cho năng suất 35 – 50 tấn/ha thu hoạch trái vụ, chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng qủa cao, hiện tại PQ1 đang được mở rộng tại nhiều vùng sinh thái ở Bắc Trung bộ và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép mở rộng trong sản xuất.

- Giống cam Xã Đoài đầu dòng sạch bệnh: Hiện nay, 05 cây cam đầu dòng, vẫn đang được bảo tồn in-situ tại Xã Đoài và trong nhà lưới cách ly. Vườn cây S0 và S1 cam Xã Đoài được lưu giữ để cung cấp mắt ghép tiêu chuẩn và nhân nhanh giống cam đặc sản này.

- Giống cao su RRim 712 và giống LH82/158: Năng suất mủ cao, mủ khô từ 2,2 – 2,5 tấn/ha. Các giống cao su này có khả năng chống chịu sâu bệnh khá, nhất là bệnh phấn trắng, chịu rét đậm kéo dài, ít gãy đổ.

- Giống cà phê chè nguyên chủng K3 được Trung tâm cây Công nghiệp và cây Ăn quả Phủ Quỳ (Viện Bắc Trung bộ) chọn tạo, năng suất cao, ổn định từ 2,2 – 2,6 tấn nhân/ha, hạt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Có khả năng chống chịu sâu đục thân, bệnh gỉ sắt và chịu hạn tốt.

- Giống khoai lang chất lượng cao (KTB1) và giống khoai lang năng suất cao (KTB2) cho năng suất từ 15-20 tấn/ha đang được phổ biến tại nhiều địa phương ở Bắc Trung Bộ.

- Giống chuối tây Thái Lan: đã được TTNC & PT NN Huế chuyển giao cho một số hộ nông dân ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Công nghệ phòng trừ bệnh chảy nhựa trên cây Thanh Trà: bằng phương pháp tiêm thuốc Agri-fos 400 trên cây Bưởi Thanh Trà, nhóm cán bộ kỹ thuật Trung tâm NC&PT Nông nghiệp Huế đã chuyển giao kỹ thuật này cho một số nông dân ở xã Dương Hòa-TX Hương Thủy, phường Thủy Biều – TP Huế và xã Lộc Thủy- Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Trong thời gian triển khai thực hiện (2012 - 2015) đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu và chọn tạo giống khoai lang và sắn cho các tỉnh Bắc Trung Bộ” đã nghiên cứu và chọn tạo được 2 dòng, giống khoai lang có triển vọng là KTB3 và KTB4. Đây là 2 dòng, giống khoai lang triển vọng, cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện vùng Bắc Trung Bộ.

- Dòng giống sắn HL2004-32 là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu và chọn tạo giống khoai lang và sắn cho các tỉnh Bắc Trung Bộ” 2012 - 2015. Đây là dòng giống sắn triển vọng nhất, năng suất củ tươi từ 43,3 - 46 tấn/ha, tỷ lệ tinh bột trên 30%.

- Trong thời gian 2011 - 2013, đề tài “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống hoa cho miền Trung” đã nghiên cứu và tuyển chọn được 2 giống hoa cúc có năng suất và chất lượng cao là Cúc Mai Vàng và Farm vàng. Đây là 2 giống hoa được người sản xuất và tiêu dùng rất ưa chuộng, phù hợp với điều kiện vùng Bắc Trung Bộ.

2.3. Kết quả phối hợp hoạt động với các địa phương

Năm 2014, Viện thực hiện 3 đề tài/dự án cấp tỉnh. Cụ thể, Viện đang nghiên cứu tuyển chọn giống chanh leo cho vùng nguyên liệu với kinh phí 100 triệu đồng và thực hiện các mô hình sản xuất rau VietGap cho Hà Tĩnh với kinh phí 350 triệu đồng, mô hình thâm canh cam V2 cho tỉnh TT Huế. Ngoài ra, Viện đã tiếp tục phối hợp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu với hơn 10 đơn vị: Trung tâm chuyển giao công nghệ và khuyến nông - VAAS, Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung Bộ, Viện Quy hoạch nông nghiệp, Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện bảo vệ thực vật, Viện NC Ngô, Trung tâm tài nguyên thực vật, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư quốc gia, v.v.. triển khai công tác nghiên cứu về lúa, lạc, dừa, cỏ, cà phê, cao su,v.v.. chuyển giao TBKT, tập huấn đào tạo. Kết quả của các nhiệm vụ phối hợp đã xây dựng được một số mô hình chuyển đổi sản xuất ngô trên đất trồng lúa kém hiệu quả, mô hình sản xuất giống lúa NAR5; đánh giá, thử nghiệm các giống ngô, giống dừa mới; mô hình giống lạc L20, L14, TK10; mô hình thâm canh tổng hợp cho giống bưởi Thanh Trà; mô hình giống cà phê TN1, TN2, mô hình giống cam V2 (4 ha) …

3. Công tác quản lý KHCN, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu

Công tác quản lý KHCN, kiểm tra, đánh giá đảm bảo theo đúng tiến độ và tuân thủ các quy định về KHCN- của Bộ của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4. Kết quả công tác HTQT

Hợp tác quốc tế luôn luôn là một hoạt động được Viện rất chú trọng củng cố và tăng cường. Năm 2014, Viện đã liên hệ và mở rộng quan hệ quốc tế với một số cơ quan trong khu vực cụ thể như sau:

Đã triển khai chương trình hợp tác với Công ty TNHH sinh học chuyển nạp gen thế kỷ Trung Quốc về khảo nghiệm giống lúa lai Thiên ưu 998 tại Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm tại các địa phươn cho thấy đây là giống lúa lai triển vọng, được nông dân địa phương đánh giá cao.

Công tác quản lý dự án HTQT đảm bảo theo đúng tiến độ và tuân thủ các quy định về HTQT của Việt Nam.

III. Công tác thông tin tuyên truyền

Trong năm 2014, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ không ngừng tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

1. Ứng dụng công nghệ thông tin:

- Bình quân số người/ máy vi tính: 2,01 người/máy.

- Số người sử dụng máy vi tính/ tổng số cán bộ viên chức của cơ quan (%): 74,5%.

- Khả năng kết nối internet, lắp đặt mạng LAN, thiết kế phần mềm chuyên dụng: 72/80 máy.

- Tên trang Web, số tin/bài đã phát, số lượt người truy cập trang Web của đơn vị: Tên trang web của Viện: http://asincv.gov.vn thường xuyên cập nhật các thông tin hoạt động của Viện và các đơn vị trực thuộc trung bình đat 2-3 tin bài/tháng. Với lượng truy cập thông tin vào website bình quân 70-80 lượt/ngày.

- Số bản tin/bài đã cung cấp cho trang Web. của VAAS: 02 bản tin

2. Xuất bản ấn phẩm:

Xuất bản ấn phẩm, công bố công trình trên Tạp chí trong và ngoài nước: Theo kế hoạch trong năm 2014, Viện sẽ xuất bản 1 tạp chí VAAS, hiện tại số lượng bài viết đã gửi, đảm bảo chuẩn bị xuất bản cho tap chí.

3. Số lượng bài đăng báo, tạp chí trong nước, tạp chí nước ngoài:

Năm 2014, Viện có 05 bài báo, tạp chí đăng trong nước, không có bài báo, tạp chí nào đăng nước ngoài.

4. Số bản tin/bài đã phát trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình):

Trong năm qua, Viện đã đăng và đưa tin 05 bản tin trên truyền hình, trong đó 04 bản tin trên truyền hình Nghệ An và 01 bản tin trên truyền hình Hà Tĩnh.

5. Thư viện:

Công tác thư viện như cập nhật các đầu sách báo. Hiện tại thư viện có trên 90 đầu sách các loại với số lượng sách trên 600 quyển, giới thiệu các ấn phẩm nông nghiệp mới được thực hiện thường xuyên.

6. Bảo tàng:

Phòng truyền thống được cập nhật bổ sung những hình ảnh, tư liệu mới, trên 20 loại mẫu vật khô các giống cây trồng của Viện nhằm phục vụ, giới thiệu 8-10 đoàn thăm quan học tập tại Viện trong năm.

7. Tham gia triển lãm/Hội chợ:

Đã tham gia tích cực vào 01 Hội chợ triển lãm do Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Nghệ An tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhân dịp chào mừng ngày Khoa học công nghệ Việt Nam 18/5/2014. Gửi mẫu vật, pano tham gia xây dựng phòng truyền thống của VAAS. Tổ chức trên 06 Hội thảo giới thiệu những giống mới (lúa, khoai, bưởi,...) và tiến bộ kỹ thuật của Viện với các địa phương trong vùng.

IV. Công tác đào tạo sau đại học

1. Số lượng cán bộ hiện đang làm NCS, học viên cao học (tính đến 12/ 2014):

- Số NCS, cao học trúng tuyển năm 2014 trong đó:

+ Học trong nước: Học tại VAAS: 0 người. Tại Đại học Vinh: 04 ThS., thời gian 2014-2016. Nguồn kinh phí tự túc.

+ Học ở nước ngoài: 01 ThS., thời gian 2014-2016, tại Tây Ban Nha, nguồn kinh phí tự túc.

- Tổng số NCS, cao học hiện chưa bảo vệ (tính đến 12/ 2014)

+ Học trong nước: Học tại VAAS: 02 TS., thời gian đào tạo 2012-216. Học tại Đại học Vinh: 06 ThS., trong đó 02 người (thời gian đào tạo: 2013-2015) và 4 người (Thời gian đào tạo: 2014-2016).

+ Học ở nước ngoài: 01 TS, thời gian 2011-2015 (tại Đức, nguồn kinh phí 322) và 1 ThS., thời gian 2014-2016 tại Tây Ban Nha, nguồn kinh phí tự túc.

2. Số lượng cán bộ bảo vệ học vị TS, ThS. năm 2014:

+ Học trong nước: Học tại Đại học Vinh: 06 ThS.. Thời gian đào tạo: 2012-2014.

+ Học nước ngoài: Không.

3. Đội ngũ giảng viên, giáo trình:

- Số cán bộ tham gia giảng dạy, hướng dẫn NCS, học viên cao học tại Ban Đào tạo SĐH của VAAS và các cơ sở đào tạo khác. Trong đó phân theo chức danh, học vị: GS, PGS, TSKH, TS.:

+ 01 PGS TS tham gia hướng dẫn NCS tại VAAS và hướng dẫn Cao học tại Đại học Vinh.

+ 01 TS tham gia hướng dẫn cao học tại Đại học Vinh và ĐH Thái Nguyên.

- Số cán bộ tham gia viết giáo trình, biên soạn sách, tài liệu giảng dạy, tham khảo: 02 người.

4. Tình trạng gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học:

- Số chương trình/ đề tài/ dự án (Cấp Nhà nước, Bộ, cơ sở, địa phương, HTQT, nghị định thư) có đào tạo NCS: Không

            + NCS, học viên cao học là học viên của các cơ sở đào tạo khác, của các chương trình HTQT: 01 (Đại học Vinh).

- Số chương trình/ đề tài/ dự án (Cấp Nhà nước, Bộ, cơ sở, địa phương, HTQT, nghị định thư) có đào tạo thạc sỹ: 06 đề tài/dự án.

            + Học viên cao học là học viên tại VAAS: Không

            + Học viên cao học là học viên của các cơ sở đào tạo khác, của các chương trình HTQT: 01 (Đại học Vinh).

5. Các khoá đào tạo khác:

Viện đã cử nhiều lượt cán bộ dự 04 lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.

6. Tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo:

Hiện tại, Viện đã và đang vận hành sử dụng một số trang thiết bị máy móc phòng thí nghiệm phục vụ cho nghiên cứu như: Máy quang phổ hấp thụ ASS, PCR, Eliza, phòng nuôi cấy mô invitro và hệ thống nhà lưới phục vụ nhân giống cây con. Tuy nhiên hóa chất phục vụ cho việc nghiên cứu còn thiếu, hệ thống nhà lưới cũ, thiếu kinh phí đầu tư, chưa đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu nhân và ươm cây giống. Phòng thư viện được cập nhật các đầu sách báo với số lượng trên 90 đầu sách các loại với số lượng trên 600 quyển, giới thiệu các ấn phẩm nông nghiệp mới được thực hiện thường xuyên.

V. Công tác tài chính kế toán

  1. Công tác quản lý tài chính

- Tình hình tiếp nhận và cấp phát kinh phí:

Năm 2014 Viện đã được cấp dự toán là: 15.274.186.000 đồng . Dự toán được cấp Viện đã phân bổ cho các đơn vị sử dụng và thực hiện theo chế độ.

- Tình hình giải ngân và thanh quyết toán: Đến thời điểm 30.11.2014 Viện đã giải ngân và thanh quyết toán được 80% Dự toán được giao.

- Báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí: Viện đã thực hiện theo đúng tiến độ và quy định hiện hành.

  1. Công tác quản lý, sử dụng tài sản

- Tình hình mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản: Đã thực hiện theo đúng quy định hiện hành: Tổng TS mua sắm: 31.000.000 đ

- Tình hình thanh lý tài sản cố định. Năm 2014 Viện chưa thực hiện.

(Các nội dung viết tóm tắt ý chính và kèm theo các bảng phụ lục 3)

VI. Công tác xây dựng cơ bản

  1. Tổng số vốn của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước gồm: vốn vay ADB, vốn XDCB của Bộ, vốn từ dự án giống, sự nghiệp khoa học, xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn: 120.000.000 đồng.
  2. Tình hình triển khai cụ thể của từng dự án: tư vấn thiết kế, quyết định phê duyệt dự án, tiến độ thực hiện, giải ngân năm 2011 đối với dự án đã triển khai thi công.Các dự án đã được phe duyệt Viện đã thực hiện đầy đủ theo quy trình, riêng năm 2014 Viện không có dự án đầu tư XDCB

VII. Hoạt động doanh nghiệp

  1. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc đơn vị: Tổng doanh thu: 3.887.300.000d, doanh thu thuần: 3.887.300.000d, lợi nhuận thuần: 132.309.000d, thu nhập của CNV: 3.500.000d/ tháng
  2. Tình hình sử dụng lao động, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. Viện đã thực hiện theo chế độ.
  3. Hướng phát triển của doanh nghiệp

VIII. Triển khai Nghị định 115/2005/NĐ-CP

1. Tình hình triển khai:

Năm 2014 Viện đã xây dựng dự thảo về ví trí việc làm theo Nghị đinh 41CP, và xây dựng chức năng nhiệm vụ thường xuyên gắn theo lương của năm 2015.

2. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và những tồn tại:

+ Thuận lợi: Làm cho cán bộ khoa học chủ động hơn trong việc tìm kiếm đề tài dự án, từ đó có thể thay đổi nếp nghĩ cơ chế xin cho trong đấu thầu đè tài dự án.

+ Khó khăn: Bước đầu gặp nhiều khó khăn, do cán bộ còn yếu về kỹ năng viết, hồ sơ, tham gia đề tài dự án, khó bảo đảm đủ nguồn để chi lương.

IX. Công tác Đảng, Công đoàn, đoàn thể

1. Công tác Đảng: Đảng uỷ Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ được kiện toàn vào tháng 12 năm 2013, hiện tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ có 65 đảng viên đang sinh hoạt ở 4 Chi bộ trực thuộc; trong 65 đảng viên có 57 đảng viên chính thức, 08 đảng viên dự bị.

Theo kết quả Đảng bộ và các chi bộ tự phân loại có tổng số 61 đảng viên, trong đó có 4 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 55 đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 1 đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, 01 đảng viên chưa xếp loại, không có đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ; có 3 chi bộ trong sạch vững mạnh, 01 chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ; Đảng bộ tự nhận là đảng bộ trong sạch vững mạnh năm 2014 ( Đảng uỷ chấm 94 điểm, Đảng uỷ Khối chấm 90 điểm).

Sau khi Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ II, (Tháng 12 năm 2013) của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ được kiện toàn, Đảng uỷ đã ban hành Quy chế làm việc cho toàn khoá và đã đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm; đã phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho: Các đảng uỷ viên; Bí thư; Phó bí thư; UBKT, Tổ giúp việc một cách cụ thể. Căn cứ từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ khóa II và từ tình hình thực tiễn về yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn chính trị của Viện. Đảng ủy đã xây dựng chương trình kế hoạch cho toàn khoá và năm 2014 một cách khoa học, sát với thực tiễn. Bám sát kế hoạch và chương trình hoạt động của năm Đảng uỷ đa lãnh đạo, chỉ đạo đạt kết quả cao trong việc thực hiện chương trình kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng và tiến độ; các giải pháp xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh được áp dụng đồng bộ.

Triển khai Chỉ thị của Ban Thường vụ ĐU Khối về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra giám sát kỷ luật Đảng. Xây dựng Kế hoạch kiểm tra các chi bộ, đảng viên trong Đảng bộ về thi hành Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng. Tổ chức xây dựng quy chế làm việc ngay từ đầu nhiệm kỳ, kết hợp với đánh giá hàng tháng, Đảng ủy đã lãnh đạo thực hiện nghiêm túc quy chế đề ra. Đến thời điểm hiện tại công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, UBKT đã thực hiện 3 cuộc đảm bảo đúng theo chương trình công tác đề ra.

2. Công tác Công đoàn:

- Công đoàn Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ là công đoàn cơ sở của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, địa điểm tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Công đoàn Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ trực thuộc Công đoàn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT.

- Hiện nay, Công đoàn Viện có 05 bộ phận với tổng số 161 đoàn viên, trong đó có 3 tiến sỹ, 27 thạc sỹ, 78 đại học, còn lại là cán bộ viên chức trình độ trung cấp, sơ cấp.

- Trong tháng 8 năm 2014 BCHCĐ Viện KHKTNN Bắc trung Bộ có sự thay đổi về nhân sự trong BCH do đ/c Chủ tịch Công đoàn thuyên chuyển công tác nên BCH đã bầu bổ sung 1 đ/c vào BCHCĐ Viện KHKTNNBTB nhiệm kỳ 2012-2017 và 1 đ/c Phó chủ tịch CĐ Viện đảm nhận chức vụ phụ trách chung công tác CĐ Viện KHKTNN BT nhiệm kỳ 2012-2017.

- Một số hoạt động nổi bật có ảnh hưởng sâu rộng trong năm 2014:

+ Chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên chức lao động là việc làm được duy trì thường xuyên trong hoạt động của Viện. Hàng năm nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ ngày 30/4, 1/5, 2/9, tết dương lịch va tết nguyên đán Viện đều quan tâm kịp thời. Công đoàn tham mưu với lãnh đạo Viện tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho CBCNV đi tham quan, nghỉ mát tạo không khí phấn khởi cho các đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.

+ Phối hợp với chính quyền tổ chức tốt phong trào khuyến học trong cán bộ viên chức từ các công đoàn bộ phận trong Viện. Tổ chức gặp mặt biểu dương tặng quà cho các cháu có thành tích cao trong học tập động viên kịp thời các cháu cũng như biểu dương tấm gương điển hình cho cán bộ viên chức và lao động trong đơn vị.

+ Tham gia ủng hộ các cuộc vận động quyên góp các loại quý nhân đạo, từ thiện do các ban, ngành TW và địa phương phát động.

+ Trong tháng 8/2014 BCHCĐ Viện đã phát động phong trào gây quỹ Công đoàn cơ sở với hình thức tổ chức tham gia lao động khuôn viên Viện, bên cạnh đó BCH CĐ còn phối hợp với các chủ nhiệm Dự án, đề tài… để tham gia ngày công lao động các thí nghiệm thuộc các chương trình dự án, đề tài mà các cá nhân thành viên trong Viện chủ trì nhằm tăng thêm nguồn kinh phí Công đoàn cơ sở.

+ 100% gia đình cán bộ công nhân viên trong cơ quan đạt gia đình văn hóa, không có người mắc các tệ nạn xã hội, không có người sinh con thứ 3.

+ Đã thực hiện 46 nhiệm vụ khoa học trong đó có 03 đề tài cấp bộ, 03 dự án ADB, 02 dự án sản xuất thử, 03 dự án giống và 33 đề tài phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành.

+ Chỉ đạo thành công mô hình quản lý dinh dưỡng tổng hợp để thâm canh sản xuất lạc 5 tấn/ha. Sản xuất thử nghiệm giống quýt PQ1 năng suất cao.

+ Đã áp dụng và chuyển giao kỹ thuật trồng các loại hoa cao cấp như hoa lan hồ điệp, hoa lily, hoa loa kèn…

+ Đã tổ chức sản xuất trên 100 tấn giống các loại đảm bảo chất lượng tốt phục vụ sản xuất của vùng Bắc Trung Bộ.

+ Tư vấn đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân vùng xã điểm nông thôn mới.

+ Viện cũng đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn cho nông dân về kỹ thuật thâm canh, tổ chức nhiều hội thảo đánh giá kết quả nghiên cứu và triển khai của đơn vị trên địa bàn.

+ Trong tháng 9/2014 Công đoàn Viện và Đoàn TN Viện đã được Ban Bí thư Đảng bộ Viện chỉ đạo tổ chức tham gia phong trào thi đấu Thể dục thể thao do BCH Đảng ủy Khối các cơ quan Tỉnh Nghệ An tổ chức chào mứng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.

+ Trong dịp lễ 20/10 BCH CĐ Viện đã chỉ đạo và phối hợp với Bạn nữ công Viện tổ chức kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt nam 20/10 tại Trung tâm Phủ Quỳ với các nội dung giao lưu TDTT, Văn hóa văn nghệ và bốc thăm trả lời câu hỏi với chủ đề Người phụ nữ của Công sở và gia đình. Cuộc giao lưu này nhằm tạo điều kiện cho chị em đi tham quan thực tế các địa điểm sản xuất, thí nghiệm của Trung tâm Phủ Quỳ, đồng thời để chị em chia sẻ kinh nghiệm sống của mình cho mọi người học tập.

+ Công đoàn cơ sở đã tiến hành tuyên truyền, vận động viên chức – lao động trẻ tìm hiểu Điều lệ Công đoàn và sẽ tiến tới kết nạp đoàn viên mới, trong năm 2013 và năm 2014 đơn vị đã kết nạp được 18 đoàn viên.

3. Công tác Đoàn thể:

Năm 2014, chi đoàn Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ gồm 53 đoàn viên tham gia sinh hoạt, đồng thời cũng đánh dấu 1 năm hoạt động tích cực của Chi đoàn. Các hoạt động, phong trào phải kể đến như: mitting kỷ niệm và Hội thao nhân ngày thành lập đoàn; trồng và chăm sóc cây xanh nhân dịp tết Giáp Ngọ; các buổi lao động gây quỹ, tổ chức ngày tết cho các cháu thiếu nhi – con em cán bộ công chức trong cơ quan. Ngoài ra, Chi đoàn cũng đã tích cực phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn Viện tham gia các phong trào nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đảng uỷ Khối cơ quan tỉnh Nghệ An (Phong trào hội thao, tình nguyện ủng hộ các huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An).

X. Công tác khác

1. Công tác thi đua, khen thưởng

- Tổng kết các phong trào thi đua: Viên đã triển khai theo các đợt phát động phong trào thi đua từ Bộ, VAAS trong năm 2014, đồng thời đã sơ kết, tổng kết.

- Khen thưởng các danh hiệu cá nhân, tập thể trong năm: Đang triển khai

- Gương người tốt, việc tốt: Đang triển khai

2. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kỷ luật

- Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo: Trong năm 2014 Viện không nhận được đơn thư khiếu nại tố cáo nào.

- Kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Năm 2014 Viện tiếp 02 đoàn thanh tra, 01 đoàn của Sở Tài Nguyên môi trường tỉnh Nghệ An thanh tra về quản lý và sử dụng đất đai: kết luận không có gì sai phạm, 01 đoàn kiểm tra của Vụ tổ chức cán bộ, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ từ năm 2012 đến 2014: kết luận của đoàn yêu cầu giải trình và đề xuất biện pháp trong công tác bổ nhiệm cán bộ năm 2012. Viện đã có báo cáo giải trình và đã xuất hướng giải quyết

- Kỷ luật cán bộ viên chức: Không

3. Thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm

- Các hoạt động triển khai: Thường xuyên tuyên truyền, thông tin theo nhiều hình thức đến cán bộ viên chức, kê khai tài sản thu nhập theo quy định, đồng thời công khai theo hình thức treo thông báo tại bảng tin cơ quan.

- Các kết quả cụ thể có thể lượng hóa được: Không

Phần ba: Kế hoạch hoạt động năm 2015

1. Trọng tâm công tác năm 2015:

Tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung nghiên cứu & chuyển giao KHCN theo kế hoạch đã được phê duyệt trong năm nhằm chọn tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với vùng sinh thái Bắc Trung bộ và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; đồng thời chuyển giao các TBKT mới về giống, các quy trình kỹ thuật vào sản xuất. Tăng cường tham gia đấu thầu các đề tài, dự án các cấp.

Tiếp tục đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các năm tiếp theo.

Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững cho vùng, phối hợp cùng với địa phương tham gia các chương trình, các đề tài, dự án nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Bắc Trung bộ.

Tiếp tục nghiên cứu gìn giữ và phát triển sản xuất các nguồn gien cây trồng đặc sản của vùng Bắc Trung bộ.

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao và né tránh thiên tai.

Tăng cường chỉ đạo và thực hiện thành công các Dự án hợp tác quốc tế. Bao gồm dự án HTQT với Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Cuba. Đồng thời tìm kiếm thêm các dự án HTQT với các tổ chức, đơn vị khác.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên của VAAS để tham gia thực hiện các nội dung một cách có hiệu quả.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.

Tiếp tục thực hiện các thủ tục tiếp theo để tiến hành xây dựng nhà ở công vụ Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ trên cơ sở Quy hoạch chi tiết đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An phê duyệt theo quyết định số 799/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2013.

Bổ sung hoàn thiện để phê duyệt đề án 115. Từng bước thực hiện Nghị định 115 của Chính phủ.

2. Các giải pháp:

Để triển khai có hiệu các nội dung trên, Viện sẽ tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

- Giải pháp về tổ chức: Rà soát sắp xếp bố trí lại lực lượng cán bộ phù hợp với chuyên môn và năng lực của từng cá nhân thuộc đơn vị để từ đó phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có của đơn vị, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.

- Giải pháp về Khoa học công nghệ: Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nguồn nhân lực khoa học nghiên cứu chuyên sâu vào từng lĩnh vực. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá, nhân rộng các kết quả nghiên cứu khoa học nổi bật. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước để phối hợp triển khai có hiệu quả các nội dung và kết quả nghiên cứu khoa học, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ.

- Giải pháp về chính sách: Có chính sách phù hợp để thu hút và khuyến khích lực lượng nghiên cứu cũng như các bộ phận chuyên môn để ngày càng gắn bó với đơn vị và xây dựng đơn vị ngày càng phát triển.


Các tin Giới thiệu chung khác:

 

CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (4/5/2022)
CƠ CẤU TỔ CHỨC (4/5/2022)
THÀNH TÍCH CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC (4/5/2022)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TIỀM LỰC KHOA HỌC (4/5/2022)
GIỚI THIỆU CHUNG (27/4/2022)
Lễ Công Bố Quyết định Phó Viện Trưởng Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Bắc Trung Bộ (21/4/2017)
BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2015 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2016 (3/01/2016)
Giới thiệu chung (23/11/2012)
Hoạt động định kỳ kiểm tra kết quả thực hiện đề tài/dự án (2/6/2015)
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆN KHKT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 (21/5/2015)
Giới thiệu chung
Săp xếp lại các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện và yêu cầu theo đề án “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAAS” giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030 theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về chuyên môn, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 1218
Tất cả: 4619830
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com