Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
Hội nghị đầu bờ: Đánh giá mô hình giống lúa đặc sản Ra Dư ở huyện A lưới- Thừa Thiên Huế
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Bản in Lần xem : 5427

Hội nghị đầu bờ: Đánh giá mô hình giống lúa đặc sản Ra Dư ở huyện A lưới- Thừa Thiên Huế
Tin đăng ngày: 24/10/2012

       Thực hiện Mô hình nhân rộng kết quả đề tài thuộc Dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp, vốn vay ADB. Ngày 16 tháng 10 năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Huế - trực thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ đã tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình giống lúa đặc sản Ra Dư tại xã Nhâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

      Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Viện KHKTNN Bắc Trung bộ, phòng KH&HTQT, phòng Tài chính & Kế toán Viện, đại diện lãnh đạo UBND huyện A lưới, xã Nhâm, lãnh đạo sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế. Giống lúa đặc sản Ra Dư đã được triển khai trên quy mô 20 ha với 80 hộ dân tham gia tại 2 xã: xã Nhâm và xã Hồng Thuỷ thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

      Qua theo dõi đánh giá, giống lúa này cho năng suất khá cao từ 29,0 tạ/ha đến 30,0 tạ/ha, cao hơn so với giống đối chứng địa phương (Trưi) 26,3 tạ/ha. Tại Hội nghị, Ban quản lý HTX xã Nhâm và các hộ dân tham gia mô hình đã đánh giá cao giống lúa đặc sản Ra Dư. Đây là giống lúa cạn dài ngày, thời gian sinh trưởng khoảng 180 ngày, cảm quang ngày ngắn. Gieo trồng 1 vụ trong năm. Chiều cao cây trên 130 cm, đẻ nhánh khá, bông to, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao, khối lượng 1000 hạt khoảng 28-29g, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gạo ngon, thơm, ngọt, dẻo và không bị khô khi cơm nguội. Ngoài ra, giống lúa đặc sản Ra Dư còn có giá trị kinh tế rất cao, giá bán bình quân từ 20.000 – 25.000 đồng/kg gạo và 50.000đ/kg thóc giống.

       Thành công của mô hình sẽ giúp các địa phương khác học tập quy trình thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để mở rộng mô hình sản xuất lúa đặc sản Ra Dư nhằm phát triển giống lúa này trở thành sản phẩm hàng hoá, xây dựng thương hiệu góp phần nâng cao đời sống cũng như bảo đảm an ninh lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới, bảo tồn giống lúa bản địa và bản sắc văn hoá dân tộc địa phương.

Nguồn: Phòng KH&HTQT


Các tin Tin tức - Sự kiện khác:

 

Tập huấn quản lý dịch hại trên cây lạc tại Diễn Châu, Nghệ An (6/11/2024)
Lễ chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng và đảng viên thuộc Đảng bộ Viện KHKT NN  Bắc Trung Bộ  (6/9/2024)
Thông báo tuyển chọn chuyên gia 2024-2025 (6/9/2024)
Tạo tín chỉ Carbon trong sản xuất lúa cho vùng Bắc Trung Bộ (13/5/2024)
CÔNG ĐOÀN VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ TỔ CHỨC KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 (08/3/2024)
Đánh giá hoàn thiện quy trình sản xuất cam Nam Đông thời kì kinh doanh và kiến thiết cơ bản theo tiêu chuẩn VietGAP (28/02/2024)
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024 (30/1/2024)
Diễn đàn Nông nghiệp “Sản xuất, thâm canh cây ăn quả có múi an toàn dịch bệnh” (30/11/2023)
Hội thảo mô hình sản xuất thâm canh giống sắn mới STB1 (29/11/2023)
Giao lưu bóng chuyền hơi chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/2023)
Giới thiệu chung
Săp xếp lại các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện và yêu cầu theo đề án “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAAS” giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030 theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về chuyên môn, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 500
Tất cả: 4620402
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com