Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
Muốn nhãn sai quả hàng năm
HỎI ĐÁP KHOA HỌC
Bản in Lần xem : 5549

Muốn nhãn sai quả hàng năm
Tin đăng ngày: 24/2/2009

Để cây nhãn sai quả hàng năm, sau khi thu hoạch quả cần phải tiến hành đồng thời một số biện pháp kỹ thuật.

Ngay khi thu hoạch quả xong cần tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh, cành nằm trong tán lá và cành vượt, làm cho tán lá thông thoáng chống gió bão làm gẫy cành. Đồng thời cắt phần ngọn đầu tán lá để tạo tán tròn đều, kích thích cho các mầm đầu cành mọc cùng lúc.

Tiến hành bón phân khoáng sớm, lần bón này tỷ lệ đạm và lân cao, thông thường bón với tỷ lệ 1N : 1P : 0,3K hoặc loại phân NPK có hàm đạm và lân cao, bổ sung thêm phân chuồng và phân xanh với lượng 30-50kg/cây, tưới nước đủ ẩm để phục hồi và phát triển bộ rễ, lá. Lượng bón trung bình cho 1 cây: 0,3-0,5kg urê +1-2kg lân supe + 0,1-0,2kg kali clorua + 30-50kg phân chuồng. Cách bón: Lấy gốc cây làm tâm, đào 4 hốc theo bốn hướng cách đều nhau, mỗi hốc dài 0,6-1m, rộng 20-30cm, sâu 20-25cm ở vị trí hình chiếu tán cây, cho phân chuồng hoặc phân xanh xuống dưới, rải phân hoá học lên trên rồi lấp đất kín, lấp sâu 10-15cm.

Vụ hè thu và thu đông, thường sau khi bón phân 20-30 ngày cây nhãn sẽ ra lộc. Cây nhãn trẻ và nhãn chính vụ thu quả trong tháng 8 thường có 3 đợt lộc, hè thu, lộc thu đông và lộc đông trong năm: Đợt 1 ra đầu tháng 8, mầm lộc có ít lá, chiều dài hạn chế; đợt 2 ra cuối tháng 9 tháng 10, đợt 3 trong tháng 11 mầm lộc khá dài, mang nhiều lá, đây là đợt lộc ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất quả năm sau.

Cây nhãn chín muộn thu quả trong tháng 9 thường chỉ ra 2 đợt lộc, đó là lộc thu đông ra trong tháng 10 và lộc đông ra trong tháng 12.

Để cây đạt năng suất cao thì đợt lộc đông cuối cùng phải nhú trước ngày 31 tháng 11 với nhãn chính vụ và trước 20/12 với nhãn chín muộn.

Trong giai đoạn này cần kiểm tra vườn, phát hiện sâu đục thân, cành và sâu ăn lá. Nếu cần, phun thuốc diệt sâu, nhện (Virtako 40WG; Regent 800WG) khi nhú các đợt lộc để bảo vệ bộ lá ở thời điểm lộc còn non có màu xanh trắng. Tìm bắt, giết sâu đục thân, đục cành cho nhãn.

Không bón phân tưới nước cho nhãn từ tháng 10 đến cuối tháng 1 đối với nhãn chính vụ và tháng 11 đến giữa tháng 2 với nhãn chín muộn để hạn chế cây ra lộc đông muộn, lộc xuân sớm ngoài ý muốn.

Những cây nhãn xanh tốt bất thường, gặp những năm mưa muộn nhiều độ ẩm đất cao cần tiến hành cuốc lật đất sâu 30cm quanh tán cây hoặc khoanh vỏ thân, cành chính nhằm mục đích hạn chế việc vận chuyển chất dinh dưỡng cho tán lá, giảm cây phát đông muộn, xuân sớm ngoài ý muốn.

Nếu nhãn chính vụ ra lộc trong tháng 12 và nhãn muộn ra lộc sau 20/12 đến 20/1 cần phải diệt đợt lộc này cây mới cho quả năm sau.

Có thể dùng biện pháp cơ giới như dao, kéo buộc cán dài cắt lộc đông với những cây tán thấp. Dùng hoá chất, tốt nhất chế phẩm Ethrell độ độc thấp với người, hiệu quả cao (3-4 lọ thuốc dấm hoa quả của Trung Quốc hoà với 10 lít nước) phun vào lộc non sau 10-15 ngày lộc non sẽ rụng mà không ảnh hưởng tới lá bánh tẻ.
 


Các tin Hỏi đáp khoa học khác:

 

Kinh nghiệm sử dụng nấm đối kháng Trichoderma phòng chống bệnh chết rũ rau màu (14/9/2016)
Xử lý lúa 'tốt lốp' mùa mưa bão (16/8/2016)
Bảo quản hạt giống rau màu qui mô nông hộ (27/7/2016)
Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn (16/11/2015)
Trồng dưa, bí bò đất (18/9/2015)
Muốn nhãn sai quả hàng năm (24/2/2009)
Giới thiệu chung
Săp xếp lại các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện và yêu cầu theo đề án “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAAS” giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030 theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về chuyên môn, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 1228
Tất cả: 4619840
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com