Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
Hiệu quả lạc xen bông vùng Thanh - Nghệ
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Bản in Lần xem : 3939

Hiệu quả lạc xen bông vùng Thanh - Nghệ
Tin đăng ngày: 30/1/2009

Việc phát triển bông rất phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của vùng Nghệ An, Thanh Hóa. Vụ xuân hè trong cơ cấu xen canh với cây lạc rất phù hợp, cây bông sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng cho năng suất cao, làm tăng thu nhập cho nông dân, tăng từ 120 đến 150% so với trồng lạc thuần.  
 
Kế hoạch phát triển cây bông đến năm 2010 của Bộ Công thương và Tập đoàn Công nghiệp Dệt – May là phải tự túc 15% nhu cầu xơ bông. Hiện nay, cây bông đã được trồng trên diện rộng tại Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và các tỉnh phía Bắc nhưng diện tích ngày một thu hẹp vì không có lợi thế cạnh tranh

 

Nghệ An là tỉnh nằm trong vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, cũng là một trong những vùng có truyền thống trồng bông. Điều kiện đất đai của Nghệ An nhiều nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Diện tích đất trồng cây màu hàng năm của Nghệ An rất lớn, nhưng thu nhập trên đơn vị diện tích còn tương đối thấp. Việc nghiên cứu, xây dựng các mô hình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người dân là rất cần thiết. Trong những năm qua, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (Viện NC Bông & PTNN Nha Hố) và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ (Viện KHKTNN Bắc Trung bộ) trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã thử nghiệm nhiều mô hình cây trồng xen bông tại Nghệ An, trong đó mô hình bông xen lạc bước đầu cho hiệu quả cao hơn so với mô hình lạc thuần.

Năm 2002, Viện NC Bông & PTNN Nha Hố đã đưa cây bông vào trồng tại Diễn Thành - Diễn Châu - Nghệ An. Năng suất bông đạt trên 20 tạ/ha. Năm 2006, Viện phối hợp với Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã tiến hành nghiên cứu tại khu thực nghiệm của Viện KHKTNN Bắc Trung bộ cho thấy các giống bông lai kháng sâu VN15, VN01-2, VN04-4 trồng thuần cho năng suất 17,3 - 22,5 tạ/ha. Trong các mô hình bông xen lạc, năng suất bông đạt 17 - 21 tạ/ha, năng suất lạc xen đạt 14,4 - 16,7 tạ/ha. Trong khi đó cây lạc trồng thuần của địa phương đạt năng suất trung bình 16,8 tạ/ha; cá biệt đạt 22,2 tạ/ha (báo cáo hội thảo, 2/2006).

Xét về hiệu quả kinh tế của cây bông trong mô hình bông xen lạc vụ xuân - hè 2006, kết quả cho thấy mô hình bông thuần cho lãi 4.937.000đ/ha, lạc thuần lãi 3.617.000đ/ha. Mô hình bông xen lạc không phủ ni lông lãi 5.692.800 đ/ha và mô hình bông xen lạc có phủ ni lông lãi 6.233.600 đ/ha. Như vậy, so với lạc trồng thuần lợi ích do trồng bông xen lạc vượt hơn từ 36,5% đến 72,3% Trong vụ xuân - hè 2007, Công ty TNHH MTV Bông Việt Nam đã đầu tư mô hình trồng bông xen lạc tại 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá trên diện tích 8,5 ha, trong đó tại Nghệ An là 6,8 ha. Viện NC Bông và PTNN Nha Hố và Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã chủ trì và triển khai mô hình bông xen lạc tại Nghệ An trên các huyện Nghi Lộc, Đô Lương và Thanh Chương để làm cơ sở và tạo tiền đề cho công tác nghiên cứu khôi phục và mở rộng diện tích trồng bông của địa phương.

Điều kiện khí hậu thời tiết của Nghệ An tương đối phù hợp với yêu cầu ngoại cảnh của cây bông. Nhiệt độ trung bình cao, ẩm độ không khí cao, nguồn ánh sáng dồi dào và lượng mưa lớn. Tuy nhiên, để cây bông phát triển thuận lợi thì điều kiện vụ xuân - hè là hợp lý nhất, vừa đảm bảo cho cây bông sinh trưởng, phát triển tốt vừa đảm bảo cơ cấu mùa vụ của vùng.

Mô hình bông xen một số cây trồng ngắn ngày (đặc biệt là xen lạc) đã đưa lại hiệu quả kinh tế tương đối cao so với lạc trồng thuần, đồng thời đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân. Mô hình bông trồng xen lạc cho thu nhập từ 14 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ha (trong đó, thu nhập từ cây bông từ 8,9 – 12,3 triệu đồng/ha; thu nhập từ cây lạc là 5,1 – 8,2 triệu đồng/ha). Trong khi ngô thuần chỉ cho thu nhập trên 10 triệu đồng, lạc thuần từ 8,5 đến 15 triệu đồng/ha.

Việc phát triển bông rất phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của vùng Nghệ An, Thanh Hóa. Vụ xuân hè trong cơ cấu xen canh với cây lạc rất phù hợp, cây bông sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng cho năng suất cao, làm tăng thu nhập cho nông dân, tăng từ 120 đến 150% so với trồng lạc thuần, điều này thể hiện rõ nhất ở các vùng đất khó khăn: Khô hạn, đất cát xấu, đất bãi ven sông ngập lụt theo mùa và đất đồi núi trồng cây khác (lạc, đậu, vừng,...) không có hiệu quả, đây là những vùng còn nhiều tiềm năng để phát triển mô hình góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho người dân vùng này


Các tin Tin tức - Sự kiện khác:

 

Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm (2/7/2025)
Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển Làng nghề Quốc tế năm 2025 (3/7/2025)
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LẦN THỨ V NHIỆM KỲ 2025-2030. (27/6/2025)
Khắc phục khó khăn, ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đáp ứng kịp thời nguồn nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất (2/7/2025)
Nông nghiệp sạch gắn với du lịch sinh thái ở Nghệ An (3/7/2025)
Sáp nhập 3 viện nghiên cứu: Kiến tạo khoa học nông nghiệp hiện đại, bền vững (17/6/2025)
Kiểm tra tiến độ nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Tuyển chọn và phát triển một số giống vừng năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Quảng Bình (13/6/2025)
TẬP HUẤN KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC GIỐNG VỤ HÈ THU 2025 (30/5/2025)
Tự hào là đảng viên – Chào mừng Đại hội Đảng bộ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ (10/5/2025)
THỨ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP & MÔI TRƯỜNG PHÙNG ĐỨC TIẾN LÀM VIỆC VỚI VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (26/4/2025)
Giới thiệu chung
Săp xếp lại các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện và yêu cầu theo đề án “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAAS” giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030 theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về chuyên môn, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 2344
Tất cả: 5299496
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com