Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
VỊ THẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Bản in Lần xem : 871

VỊ THẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT
Tin đăng ngày: 7/6/2022

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/ TƯ ngày 5-8-2008 của Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, suốt nhiều năm qua, đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vào thành tựu chung của đất nước là rất quan trọng và to lớn. Đặc biệt, ngành Nông nghiệp nước ta được cơ cấu lại theo hướng hiện đại; phát triển về quy mô, trình độ sản xuất, chất lượng tăng trưởng; thị trường tiêu thụ mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của đất nước.

Điểm sáng là Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hàng đầu trên thế giới. Năm 2021, dù chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn đạt giá trị hơn 48 tỷ USD; trong 5 tháng đầu năm nay đạt khoảng 23,2 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Một con số rất đáng chú ý là trong 5 tháng đầu năm 2022 đã có 9 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bao gồm: Cà phê, cao su, gạo, điều, nhóm rau quả, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ và nhóm đầu vào phục vụ sản xuất. Không chỉ vậy, nông sản nước ta đã “đứng chân” ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường hàng đầu và “khó tính” với nhiều tiềm năng, như: Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc… Trong đó, trong 5 tháng đầu năm, thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất hiện tại của Việt Nam là Mỹ với gần 6,5 tỷ USD, chiếm 28% thị phần (tính trong 5 tháng đầu năm 2022). Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với hơn 4,1 tỷ USD, chiếm 18% thị phần…

Phải khẳng định, ngành Nông nghiệp, với những thế mạnh vốn có đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế trên thị trường nông, lâm, thủy sản toàn cầu, vươn lên trở thành một nhà cung cấp lớn trên thị trường nông sản thế giới về quy mô và phạm vi thương mại.

Tuy vậy, để Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới, qua đó góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước thì ngành Nông nghiệp cần sớm hóa giải được những khó khăn, thách thức nội tại. Đó là nhiều loại giống cây trồng, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu; vùng nguyên liệu chưa tập trung; quy mô sản xuất còn nhỏ và manh mún; công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng; yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe; phát thải khí metal gây ô nhiễm môi trường…

Luôn quan tâm và trăn trở về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong phát biểu tại lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) Việt Nam năm 2022 tổ chức tối 28-5 vừa qua tại thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La), Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: “Để khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế và tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp, chúng ta còn nhiều việc phải làm từ khâu quy hoạch, sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm để nông nghiệp Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng nông nghiệp, hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa cho khu vực nông thôn”.

Để nông nghiệp có vị trí cao hơn trên trường quốc tế, nông sản được bạn bè quốc tế tìm mua, ưa chuộng, đánh giá cao, thì không có cách nào khác là chúng ta phải nâng cao chất lượng sản phẩm một cách chuyên nghiệp. Một mặt phát huy mạnh mẽ lợi thế vốn có về thổ nhưỡng, khí hậu, con người và giống cây trồng, vật nuôi…, nông nghiệp Việt Nam cần tiếp tục phát triển hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu, gắn với chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, tận dụng hiệu quả quá trình hội nhập và toàn cầu hóa với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Khẳng định thương hiệu nông sản tốt cũng không thể thiếu được nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực, đổi mới đào tạo nghề. Tăng cường ứng dụng thương mại điện tử, góp phần giải quyết căn bản vấn đề tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, cần nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, môi trường, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh.

Tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu bằng hệ thống giải pháp đồng bộ từ khâu sản xuất đến xúc tiến thương mại sẽ giúp Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới.

Nguồn: Báo Hànộimới


Các tin Tin tức - Sự kiện khác:

 

Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2025 đợt I (31/3/2025)
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nêu 8 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (01/3/2025)
Bộ Nông nghiệp và Môi trường dẫn dắt sự phát triển kinh tế và hạnh phúc của nhân dân (01/3/2025)
Nông nghiệp và môi trường: Sự gắn kết tất yếu vì phát triển bền vững (20/3/2025)
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Bộ Nông nghiệp và Môi trường (01/3/2025)
Kết quả bước đầu triển khai dự án thí điểm “Tạo tín chỉ Carbon trong sản xuất lúa” ở vụ xuân năm 2024 tại Nghệ An (15/8/2024)
Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm giống dứa MD2 bằng công nghệ Israel tại Hà Tĩnh (15/12/2024)
Tập huấn quản lý dịch hại trên cây lạc tại Diễn Châu, Nghệ An (6/11/2024)
Lễ chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng và đảng viên thuộc Đảng bộ Viện KHKT NN  Bắc Trung Bộ  (6/9/2024)
Thông báo tuyển chọn chuyên gia 2024-2025 (6/9/2024)
Giới thiệu chung
Săp xếp lại các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện và yêu cầu theo đề án “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAAS” giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030 theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về chuyên môn, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 2371
Tất cả: 5005197
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com