Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
THÚC ĐẨY HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
HỢP TÁC QUỐC TẾ
Bản in Lần xem : 961

THÚC ĐẨY HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
Tin đăng ngày: 6/6/2022

 

''

Thu hoạch lúa ở xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

 

Cao ủy Nông nghiệp EU rất kỳ vọng chuyến thăm Việt Nam sắp tới sẽ thảo luận các biện pháp cụ thể để thúc đẩy hợp tác nông nghiệp thực chất giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới.

 

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) Nguyễn Văn Thảo, ngày 1/6, đã có buổi làm việc với ông Janusz Wojciechowski, Cao ủy phụ trách Nông nghiệp của EU để trao đổi thúc đẩy hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới.

Trong buổi làm việc, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo nhấn mạnh quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-EU đang phát triển tốt đẹp, tạo dựng khuôn khổ hợp tác vững chắc với nhiều hiệp định hợp tác quan trọng và những cơ chế hợp tác hiệu quả.

Đại sứ khẳng định hợp tác nông nghiệp có vai trò quan trọng, là một trong những trụ cột trong quan hệ giữa Việt Nam và EU, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới và khu vực đang phải đối phó với thách thức ngày càng lớn về an ninh lương thực.

Việt Nam và EU có tiềm năng lớn về hợp tác nông nghiệp trong thời gian tới do EU đang tăng cường tự chủ chiến lược, đa dạng hóa nguồn cung, bảo đảm an ninh lương thực, trong khi Việt Nam có tiềm năng lớn về nông nghiệp, có lợi thế lớn từ Hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA).

Đại sứ Nguyễn Văn Thảo đề xuất EU tăng cường chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách và mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, hiện đại, hiệu quả; hỗ trợ tăng cường năng lực cho Việt Nam, bao gồm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật-chuyển giao công nghệ, giúp Việt Nam xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật nông nghiệp tiệm cận với quốc tế; tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, chế biến nông sản xuất khẩu…

Đại sứ cũng đề xuất EU hỗ trợ Việt Nam trong thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động nông nghiệp, hỗ trợ thực hiện các cam kết về giảm phát thải, bảo vệ môi trường…, nhất là cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26).

Cao ủy Nông nghiệp EU Wojciechowski đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam, cũng như quan hệ Việt Nam-EU. Việc Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với EU đã thể hiện rõ EU coi trọng và đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Cao ủy Nông nghiệp cho biết, EU coi Việt Nam là đối tác quan trọng và nhiều tiềm năng mở rộng hợp tác.

Ông Wojciechowski sẽ dần đầu đoàn doanh nghiệp EU hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thăm Việt Nam trong thời gian tới để tìm kiếm cơ hội và xúc tiến hơn nữa hợp tác nông nghiệp Việt Nam-EU, không chỉ giới hạn trong hoạt động thương mại nông sản, mà còn mở rộng hơn trên nhiều khía cạnh khác.

Cao ủy Wojciechowski cho biết, EU hiện rất quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, lo ngại rằng trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang biến động mạnh, EU và thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là thiếu hụt nguyên liệu thô, và vấn đề an ninh lương thực.

Do vậy, EU đang nỗ lực thúc đẩy chính sách phát triển nông nghiệp hiện đại, thân thiện môi trường, phù hợp Thỏa thuận xanh châu Âu và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tăng cường tự chủ chiến lược, đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

EU rất chú trọng hỗ trợ các nhà sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, do đây là lực lượng quan trọng, chỉ chiếm 21% đất nông nghiệp nhưng lại sản xuất tới 35% sản lượng toàn thế giới, đóng góp rất lớn vào chuỗi cung ứng bền vững toàn cầu.

 

''

Khu nhà kính trồng dâu tây của Hợp tác xã 19/5, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La). (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

 

Ông Wojciechowski rất chia sẻ các đề xuất hợp tác nông nghiệp mà Đại sứ Nguyễn Văn Thảo nêu ra, nhất là việc hỗ trợ Việt Nam xây dựng mô hình nông nghiệp hiện đại và chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất sạch/hữu cơ cho các nhà sản xuất nông nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

Bên cạnh đó, hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hơn nữa thương mại nông sản. EU cũng sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, giảm phát thải, bảo vệ môi trường, đạt được các mục tiêu đề ra, vì đây là những vấn đề cần hợp tác ở cấp độ toàn cầu.

Cao ủy Nông nghiệp EU rất kỳ vọng chuyến thăm Việt Nam sắp tới sẽ thảo luận các biện pháp cụ thể để thúc đẩy hợp tác nông nghiệp thực chất giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới.

TTXVN

Nguồn: nhandan.vn

 

Các tin Hợp tác quốc tế khác:

 

Tập huấn quản lý dịch hại trên cây lạc tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh (1/11/2024)
Đoàn chuyên gia Hàn Quốc thăm và làm việc tại Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ (17/10/2024)
Việt Nam và Vương quốc Anh tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp (26/7/2022)
THÚC ĐẨY HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (6/6/2022)
Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 (30/5/2022)
TẬP HUẤN KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG LẠC SIÊU NGUYÊN CHỦNG (13/1/2021)
Hội nghị tổng kết dự án: “Phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập hệ thống sản xuất và phân phối hạt giống cho cây lạc Việt Nam”. (3/12/2019)
KHỞI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN KOPIA TẠI DIỄN CHÂU (17/7/2019)
HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN TRONG NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN DINH DƯỠNG ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI NGHỆ AN (30/11/2018)
LỄ BÀN GIAO MÁY NÔNG NGHIỆP VÀ KHÁNH THÀNH GIÀN SẤY LẠC GIỐNG (11/4/2018)
Giới thiệu chung
Săp xếp lại các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện và yêu cầu theo đề án “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAAS” giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030 theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về chuyên môn, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 1182
Tất cả: 4619794
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com