Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
GIỚI THIỆU CHUNG
GIỚI THIỆU CHUNG
Bản in Lần xem : 1986

GIỚI THIỆU CHUNG
Tin đăng ngày: 27/4/2022

 I. GIỚI THIỆU CHUNG

 

Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ được thành lập theo Quyết định số 220/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 02/2006/QĐ-BNN ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT trên cơ sở sát nhập Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Bắc Trung Bộ thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ thuộc Viện nghiên cứu Rau quả và Trung tâm nghiên cứu &PT Nông nghiệp Huế.

 

 

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc  Trung Bộ là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ vầ sản xuất kinh doanh về cây trồng, hệ thống nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ.

Tính đến tháng 12 năm 2021, tổ chức Viện bao gồm: Ban lãnh đạo Viện (Viện Trưởng, các phó Viện trưởng), 02 phòng chức năng, 01 phòng thí nghiệm trung tâm, 03 bộ môn nghiên cứu và 03 trung tâm nghiên cứu và phát triển.

Tổng số viên chức và người lao động là: 107 người, trong đó có 97 người thuộc biên chế và hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP; 10 hợp đồng lao động đơn vị tự trả. Trong đó: Tiến sĩ: 02 người; Thạc sĩ: 47 người; Đại học, cử nhân: 46 người; Khác 12 người. Hiện tại Viện đang có 3 Viên chức đang đào tạo trình độ Tiến sĩ.

Tên tiếng Việt: Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ

  • Tên tiếng Anh: Agricultural Sciences Institute of Northern Central Viet Nam
  • Tên viết tắt: ASINCV
  • Mã số thuế: 2901126604
  • Địa chỉ (trụ sở chính): Nghi Kim - Thành phố Vinh- Nghệ An
  • Điện thoại: 02383514625
  • Email: asincv@gmail.com Fax: 02383851981              
  • Website: asincv.gov.vn

II. LÃNH ĐẠO VIỆN QUA CÁC THỜI KỲ

 

TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ GIAI ĐOẠN
1

PGS.TS. Phạm Văn Chương

Viện trưởng

2005 - 2012

2

TS. Nguyễn Văn Tạo

Viện trưởng

2012 - 2016

3

TS. Phạm Văn Linh

Viện trưởng

2016 - nay

4

ThS. Nguyễn Quốc Hiếu

Phó Viện trưởng

2006 - 2009

5

TS. Phạm Hùng Cương

Phó Viện trưởng

2011 - 2014

4

TS. Trần Văn Khởi

Phó Viện trưởng

2010 - 2012

5

TS. Phạm Hùng Cương

Phó Viện trưởng

2011 - 2014

6

ThS. Lê Văn Vĩnh

Phó Viện trưởng

2010 - 2019

7

ThS. Trịnh Đức Toàn

Phó Viện trưởng

2014 - nay

8

ThS. Bùi Văn Hùng

Phó Viện trưởng

2017 - nay

 

III. CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VIỆN

- Phòng chức năng:

(1) Văn phòng Viện

(2) Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế

- Bộ môn nghiên cứu:        

(1) Bộ môn Đậu đỗ

(2) Bộ môn Cây lương thực và Thực phẩm

(3) Bộ môn Hệ thống nông nghiệp

- Trung tâm nghiên cứu:

 (1) Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông

(2) Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ

(3) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Huế

 

IV. THÀNH TÍCH CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC

 

Tên thành tích

Năm ghi nhận

Bằng khen của Thủ tướng chính phủ

2009, 2010

Huân chương lao động hạng Ba

2010

Huân chương lao động hạng Nhì

2012

Tập thể xuất sắc

2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020

Huy chương vàng hội chợ Quốc tế

2009

Cúp vàng Tech-mark Việt Nam Asian+3

2009

Danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc

2010

Chiến sỹ thi đua cấp Bộ

2009, 2010, 2014

Chiến sỹ thi đua cấp Bộ

2009, 2010

Bằng khen Bộ trưởng

2009, 2013, 2015, 2017, 2020

Giấy khen Giám đốc VAAS

2016

Danh hiệu cờ thi đua cấp Bộ

2019

 

V. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TIỀM LỰC KHOA HỌC

5.1. Chức năng:

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc  Trung Bộ là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ vầ sản xuất kinh doanh về cây trồng, hệ thống nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ.

5.2. Nhiệm vụ:

1. Trình Viện KH Nông nghiệp Việt Nam chiến lược, quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch, đề tài, dự án khoa học, công nghệ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Viện; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng và triển khai tại vùng Bắc Trung Bộ, cụ thể:

a- Chọn tạo các giống cây trồng; lưu giữ, nhân giống tác giả và giống siêu nguyên chủng cây trồng nông nghiệp của Vùng;

b- Đất, phân bón, vật tư nông nghiệp và dinh dưỡng cây trồng của Vùng;

c- Sinh lý, sinh hoá, sinh trưởng và phát triển cây trồng nông nghiệp; quy trình và kỹ thuật canh tác cây trồng nông nghiệp của Vùng;

d- Bảo vệ thực vật, quy luật phát sinh, phát triển dịch hại và các biện pháp phòng trừ dịch hại trên cây trồng nông nghiệp và cây trồng khác của Vùng;

đ- Bảo quản, chế biến nông sản; chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm trồng trọt của Vùng;

e- Kinh tế, hệ thống nông nghiệp và nông, lâm, thuỷ sản kết hợp của Vùng;

g- Môi trường nông nghiệp, nông thôn và biến đổi khí hậu lĩnh vực trồng trọt của Vùng;

h- Ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp; cây trồng biến đổi gen và các sản phẩm cây trồng biến đổi gen; an toàn và đa dạng sinh học nông nghiệp phát triển Vùng;

i- Khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về nông nghiệp, phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới của Vùng;

k- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá, phân tích, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Viện. Thu thập, lưu giữ. Đánh giá, bảo tồn, bảo tàng và khai thác các nguồn tài nguyên di truyền thực vật, côn trùng, nấm ăn, nấm dược liệu, vi sinh vật nông nghiệp của Vùng.

3. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phát triển cây chủ lực của vùng Bắc Trung Bộ.

4. Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN trọng điểm cấp Nhà nước theo phân công của VAAS hoặc cơ quan có thẩm quyền. Thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra về công nghệ, kinh tế, kỹ thuật các dự án trọng điểm cấp nhà nước thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của pháp luật.

5. Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, công nghệ cao thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Viện ở vùng Bắc Trung Bộ.

6. Thực hiện chuyển giao công nghệ các kết quả nghiên cứu của Viện và khuyến nông ở vùng Bắc Trung Bộ.

7. Thực hiện khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng nông nghiệp, phân bón, thuốc BVTV và chất lượng nông sản tại vùng Bắc Trung Bộ khi đảm bảo điều kiện về năng lực, trang thiết bị và các điều kiện khác theo quy định pháp luật.

8. Tham gia đào tạo sau đại học, bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học và công nghệ nông nghiệp và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

9. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, hợp tác chuyên gia thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và pháp luật.

10. Liên doanh, liên kết về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật, công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện tư vấn thẩm định các chương trình, dự án về nông nghiệp, tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ phù hợp với năng lực của đơn vị và đảm bảo các điều kiện theo quy định; triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm trên cơ spwr ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

12. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ nông nghiệp, nông lâm kết hợp, các sản phẩm phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của đơn vị và đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.

13. Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế- kỹ thuật nông nghiệp tại vùng theo quy định của pháp luật; tham gia thực hiện dự trữ giống và vật tư nông nghiệp quốc gia theo phân công của VAAS, của Bộ NN&PTNT và quy định pháp luật.

14. Xuất bản các ấn phẩm, thông tin khoa học, công nghệ và môi trường, phát hành tạp chí, trang thông tin điện tử chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng của Viện theo quy định của pháp luật.

15. Đề xuất việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài công tác, học tập trình VAAS quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ NN&PTNT.

16. Quản lý sử dụng nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ NN&PTNT và Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam giao.

 

VI. CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

1. Về tổ chức, cán bộ và đào tạo, tăng cường nguồn nhân lực

- Săp xếp lại các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện và yêu cầu theo đề án “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAAS” giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030 theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về chuyên môn, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Giảm thiểu tối đa cán bộ gián tiếp, sắp xếp bố trí cán bộ theo vị trí việc làm đã được xây dựng, phát huy sở trường cán bộ. Cán bộ có năng lực, có khả năng kiêm nhiệm vào các bộ phận khác và bố trí cán bộ dôi dư sang làm việc khác.

- Xây dựng quy chế đánh giá cán bộ, thông qua đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ để làm căn cứ giữ lại cán bộ và đề bạt. Ban hành và áp dụng một cách công khai chế độ đãi ngộ đối với cán bộ có trình độ cao, có kinh nghiệm để tuyển chọn và giữ lại để thay thế các cán bộ đã về hưu hoặc sắp về hưu.

- Động viên, khen thưởng kịp thời, thỏa đáng cho những cán bộ có thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau cả về vật chất lẫn tinh thần. Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ khoa học tham gia đào tạo cao hơn (Thạc sỹ, tiến sỹ) ở trong và ngoài nước. Tổ chức các lớp học ngoại ng(tiếng anh) để nhanh chóng nâng cao kỹ năng đọc và giao tiếp. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn ở các nước.

+ Giai đoạn 2021-2025: đào tạo 1-2 tiến si và 5-7 thạc sĩ về các chuyên nghành như khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, hệ thống canh tác, công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến và quản lý kinh tế.

+ Giai đoạn 2026- 2030: đào tạo 5-7 tiến sỹ và 70% cán bộ có trình độ chuyên môn ngành thạc sỹ khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến và quản lý kinh tế.

2. Về tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật

- Tăng cường hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế. Từng bước hiện đại hóa khu thí nghiệm đồng ruộng, hệ thống nhà lưới, các công nghệ tiên tiến phục vụ nghiên cứu và sản xuất cho từng đối tượng cây trồng.

- Đề xuất, xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn trong đó tập trung nâng cấp phòng thí nghiệm chuyên ngành, lĩnh vực/đối tượng nghiên cứu. Phấn đấu hình thành một số khu nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm xuất sắc để tiếp thu và trình diễn tiến bộ kỹ thuật mới và là nơi nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho vùng.

- Giai đoạn 2021-2025: Tập trung đầu tư sữa chữa cải tạo trụ sở tại các trung tâm trực thuộc; xây dựng nâng cấp khu kho xưởng chế biến sản phẩm,; đầu tư kiên cố hóa kênh mương tưới tiêu, giao thông nội đồng, hàng rảo bảo vệ các khu thí nghiệm đồng ruộng; đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng, vườn ươm phục vụ nghiên cứu và nhân giống; trang thiết bị phòng thí nghiệm, máy móc chuyên dùng, vườn đầu dòng cây ăn quả.

- Giai đoạn 2026-2030: tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, kênh mương nội đồng còn lại chưa được đầu tư giai đoạn 2021-2025; mở rộng nâng cấp kho xưởng và phòng thí nghiệm để tăng cường hoạt động nghiên cứu, dịch vụ.

3. Về nghiên cứu khoa học

- Trong giai đoạn tới, Viện xác định các định hướng trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, bao gồm các nội dung chính sau:

a) Lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, đất phân bón và môi trường

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thuần, lúa lai có đặc tính nông sinh học, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp cho điều kiện thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng Bắc Trung Bộ. Phục tráng và phát triển sản xuất các giống lúa đặc sản, phát triển lúa theo hướng sản xuất lúa hữu cơ và xây dựng thương hiệu lúa gạo gắn kết phát triển giống lúa với chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ có sự tham gia của doanh nghiêp.

- Tiếp tục nghiên cứu phát triển các giống ngô lai năng suất cao, kháng sâu bệnh, chống chịu các điều kiệ môi trường bất thuận, các giống ngô thực phẩm và giống ngô sinh khối theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế.

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển khoa lang có năng suất, hàm lượng chất khô cao, phù hợp với ăn tươi và chế biến công nghiệp; giống sắn có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với chế biến công nghiệp.

- Nghiên cứu tạo giống và làm chủ công nghệ sản xuất hạt giống rau, cây đậu đỗ có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp cho nhu cầu ăn tươi và chế biến xuất khẩu, các quy trình canh tác tiên tiến, cơ giới hóa phù hợp theo GAP (tưới tiết kiệm, bón phân, phòng trừ dịch hại…) đối với một số cây rau, đậu, bầu bí. Tiếp tục hoàn thiện và ứng dụng trong sản xuất các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp đáp ứng nhu cầu sản xuất rau đậu an toàn, sản xuất theo hướng hữu cơ. Phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất rau công nghệ cao, ứng dụng nông nghiệp thông minh trong sản xuất cây rau, hoa có giá trị kinh tế cao cho vùng sản xuất trọng điểm.

- Tuyển chọn các giống cây ăn quả mới từ nguồn vật liệu đang lưu giữ và nhập nội trong giai đoạn 2010-2020. Nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng quả, xây dựng hoàn thiện các quy trình sản xuất tiên tiến đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt cho các loại cây ăn quả chủ lực cho vùng Bắc Trung Bộ, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Thu thập, nhập nội, lưu giữ và nghiên cứu khai thác hợp lý nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới theo hướng đáp ứng với yêu cầu của thị trường. Ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn giống nhằm xác định các gen mục tiêu, phục vụ cho công tác cải tiến giống phù hợp với điều kiện canh tác, khí hậu và nhu cầu thị trường tiêu thụ.

- Nghiên cứu chọn lọc phát triển cây dược liệu phù hợp với điều kiện sinh thái vùng Bắc Trung Bộ, ứng dụng các thành tựu KHCN mới trong chăm sóc nấm ăn, nấm dược liệu trong quá trình canh tác và bảo quản chế biến.

- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới) phục vụ dự báo, phòng trừ dịch hại và phát triển các chế phẩm công nghệ sinh học, tác nhân phòng trừ sinh học sử dụng trong trồng trọt, bảo vệ thực vât, bảo vệ môi trường và tái sử dụng có hiệu quả các phế phụ phẩm nông nghiệp.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất cho các vùng sinh thái/địa phương phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý dinh dưỡng cho các vùng chuyên canh, sản xuất theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, phân bón kết hợp nước tưới, aquaponic (trồng trọt kết hợp chăn nuôi, thủy sản), nông nghiệp hữu cơ nhằm đánh giá chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; nghiên cứu phát triển các loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao, đa chức năng, chậm tan có kiểm soát nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng, giảm thiểu thất thoát và ảnh hưởng bất lợi đến môi trường; phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

- Nghiên cứu các quy trình canh tác tiên tiến, cơ giới hóa phù hợp theo GAP (tưới tiết kiệm, tiêu nước, phân bón, phòng trừ dịch hại) đối với một số cây rau, đậu, bầu bí và cây lương thực đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững.

b) Lĩnh vực bảo quản, chế biến sau thu hoạch

Nghiên cứu, phát triển công nghệ, kỹ thuật bảo quản và chế biến các sản phẩm nông sản chủ lực, trong đó đặc biệt quan tâm đến các loại rau màu, trái cây sau thu hoạch song song với các giải pháp kỹ thuật canh tác cận thu hoạch tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ mới, xây dựng và phát triển công nghệ chế biến hạt giống chất lượng cao và giải pháp kỹ thuật quản lý chất lượng hạt giống.

c) Lĩnh vực công nghệ sinh học và bảo tồn, khai thác nguồn gen

- Nghiên cứu cơ sở di truyền, sinh lý- sinh hóa, đánh giá vật liệu khởi đầu và tập đoàn phục vụ cho công tác chọn tạo giống cây trồng.

- Ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử, công nghệ gen, công nghệ tế bào và các công nghệ mới trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng phục vu công tác chọn tạo giốngcây trồng theo hướng nâng cao chất lượng, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện môi trường bất thuận.

- Bảo tồn, phục tráng, khai thác và phát triển các nguồn cây trồng bản địa, đặc hữu, có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao.

d) Lĩnh vực hệ thống nông nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Ứng dụng phương pháp tiếp cận đa ngành để nghiên cứu phát triển bền vững về sinh thái và kinh tế xã hội các hệ thống sản xuất, hệ thống lương thực- thực phẩm và các ngành hàng. Nghiên cứu phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, địa phương, nâng cao chất lượng nông sản, tính cạnh tranh và khả năng truy xuất nguồn gốc phục vụ thương mại hóa. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh, hiệu quả kinh tế cho nông dân. Nghiên cứu các mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp; trang trại gia đình, hợp tác xã, liên kết ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn. Nghiên cứu tác động và giải pháp chính sách nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

e) Nghiên cứu và phát triển các giải pháp khoa học và công nghệ phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để né tránh thiên tai, phát triển cây trồng chịu hạn, sản xuất tập trung cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, hồ tiêu…); cây ăn quả, lạc, mía và các cây đặc sản của vùng theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt.  

 4. Về ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và phát triển dịch vụ khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh

- Ưu tiên chuyển giao các loại giống cây trồng mới (cây lương thực, cây làm thức ăn chăn nuôi, cây rau, cây dược liệu, cây ăn quả…), ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và làm cơ sở cho tăng quy mô sản xuất cho các loại cây chủ lực có giá trị kinh tế và tiềm năng phát triển cao trong vùng.

- Tập trung phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất hạt/cây giống mới, chuyển giao giống và kỹ thuật canh tác hiệu quả cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trong khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

- Phối hợp với các Viện, Trung tâm trực thuộc VAAS, các Viện, Trường, doanh nghiệp trong và ngoài nước để đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu phát triển sản xuất, đào tạo, chuyển giao các giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới cho phát triển sản xuất các cây trồng tại vùng nam trung bộ và cả nước.

- Hình thành các mạng lưới tiếp cận kinh doanh, dịch vụ, tư vấn và chuyển giao tại các địa phương trong vùng để kịp thời giới thiệu công nghệ và các sản phẩm khoa học công nghệ nông nghiệp; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Tăng cường công tác thử nghiệm song hành với giới thiệu, quảng bá và thương mại hóa sản phẩm.

5. Về hợp tác quốc tế

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, tranh thủ các nguồn đầu tư kinh phí, trang thiết bị, máy móc, trao đổi chuyên gia, kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ sớm bắt kịp với trình độ chung của khu vực và trên cả nước.

- Thực hiện đa dạng hóa đối tác, hình thức hợp tác quốc tế về KH&CN, lựa chọn được các đối tác chiến lược hợp tác quốc tế về KH&CN, đặc biệt về chuyển giao công nghệ.

- Hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ, trao đổi thông tin, kết quả sản phẩm khoa học công nghệ; trao đổi chuyên gia; xây dựng và thực hiện các đề tài dự án hợp tác quốc tế về nông nghiệp phục vụ vùng trong điều kiện biến đổi khí hậu kết hợp với đào tạo nguồn lực, trang thiết bị, hợp tác tài chính.

- Xây dựng chương trình hợp tác trước mắt, trung hạn và dài hạn với các tổ chức quốc tế đã có với viện như trung tâm KOPIA, KOICA, KumHo, GARES- Hàn Quốc; Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Sudan… và các tổ chức Quốc tế FAO, CIRAD, ICRISAT…

 


Các tin Giới thiệu chung khác:

 

CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (4/5/2022)
CƠ CẤU TỔ CHỨC (4/5/2022)
THÀNH TÍCH CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC (4/5/2022)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TIỀM LỰC KHOA HỌC (4/5/2022)
GIỚI THIỆU CHUNG (27/4/2022)
Lễ Công Bố Quyết định Phó Viện Trưởng Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Bắc Trung Bộ (21/4/2017)
BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM 2015 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2016 (3/01/2016)
Giới thiệu chung (23/11/2012)
Hoạt động định kỳ kiểm tra kết quả thực hiện đề tài/dự án (2/6/2015)
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆN KHKT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 (21/5/2015)
Giới thiệu chung
Săp xếp lại các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện và yêu cầu theo đề án “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAAS” giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030 theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về chuyên môn, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 35
Tất cả: 4629387
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com