Tìm kiếm nhanh
 
Thông tin thời tiết
Hội thảo mô hình thâm canh cây lạc và cây ngô đạt năng suất cao tại huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Bản in Lần xem : 3405

Hội thảo mô hình thâm canh cây lạc và cây ngô đạt năng suất cao tại huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị
Tin đăng ngày: 24/5/2018

Hợp tác phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân ở những vùng đất khó khăn là mục tiêu mà Chương trình Hạnh phúc do tổ chức KOICA Hàn Quốc và Viện KHNN Việt Nam hướng tới.

Ngày 22 tháng 5 năm 2018, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ đã tổ chức Hội thảo đầu bờ “Mô hình thâm canh cây lạc và cây ngô đạt năng suất cao tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị”. Tham gia Hội thảo có sự hiện diện của ông Lê Quốc Thanh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, ông Park Quang Gưn – Giám đốc dự án Kopia tại Việt Nam, ông Trần Thanh Hiền, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cùng đông đảo quý khách mời đến từ các tổ chức, ban ngành, cơ quan báo chí và các hộ nông dân tham gia dự án. Về phía đơn vị triển khai, có sự góp mặt của ông Trịnh Đức Toàn – Phó Viện trưởng cùng đoàn cán bộ của Viện.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã có cơ hội đi thăm quan thực tế đồng ruộng gồm: Mô hình các giống ngô P4199, CS71 và mô hình các giống lạc L20, TK10. Các đại biểu tham dự đánh giá cao hiệu quả của mô hình mang lại, dù trồng trên đất cát nghèo dinh dưỡng, không chủ động nước tưới nhưng năng suất bình quân dự kiến của các giống ngô ước đạt 63,75-64,85 tạ/ha và của các giống lạc là 34,91-35,14 tạ/ha, tương ứng với thu nhập tăng thêm so với mô hình đối chứng là 10 triệu đồng/ha (với cây ngô) và 16 triệu đồng/ha (với cây lạc).

IMG_6920.JPG

Các đại biểu đánh giá kết quả mô hình thâm canh cây ngô

 

IMG_6904.JPG 

Các đại biểu đánh giá kết quả mô hình thâm canh cây ngô

IMG_6926.JPG

Các đại biểu đánh giá kết quả mô hình thâm canh cây lạc

 

Thảo luận tại Hội trường, các hộ dântham gia mô hình phấn khởi phát biểu gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban, ngành vì một mô hình ngô, lạc đạt năng suất cao, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương. Chị Hiếu phụ trách nông nghiệp của huyện nói “Đây là một trong những mô hình thành công và hiệu quả cao nhất từ trước đến nay, chúng tôi đang có kế hoạch nhân rộng mô hình trong toàn xã nói riêng và ở các vùng đất cát khác trong huyện Gio Linh nói chung”. Anh Hải, Chủ tịch UBND xã Gio Việt có ý kiến “Bà con và lãnh đạo xã rất phấn khởi với kết quả của mô hình, cho dù mô hình đã gặp phải hạn hán và thiếu nước đầu vụ” và mong muốn được “chuyển giao những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng khá và có khả năng thích ứng với điều kiện đất nhiễm mặn, phèn vùng đất này để cải thiện tình trạng sản lúa trên địa bàn”. Ông Park Quang Gưn, giám đốc dự án KOPIA nói “Kopia sẽ tiếp tục có kế hoạch hỗ trợ những mô hình mới cho xã trong thời gian tới. Tuy nhiên, thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào tâm huyết của bà con. Chúng tôi mong muốn sau thành công của mô hình này, bà con vẫn sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ để duy trì và nhân rộng”. IMG_6945.JPG

Thảo luận tại Hội trường

IMG_6954.JPG

Ông Trần Thanh Hiền - Phó GĐ Sở NN&PTNT Quảng Trị phát biểu

Thay mặt bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ông Trần Thanh Hiền – Phó GĐ Sở NN&PTNT phát biểu “Chúng tôi đánh giá cao sự chuyển giao thành công các TBKT, giống mới về địa bàn Quảng Trị, dự án đã góp phần vào sự phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà và mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Trên chân đất cát nghèo dinh dưỡng, không chủ động nước tưới, mô hình lạc, ngô đạt năng suất tương ứng 30-35 tạ/ha và 63-65 tạ/ha đã tạo được niềm tin cho nông dân”.

IMG_6956.JPG

PGS.TS Lê Quốc Thanh kết luận tại Hội nghị

Kết luận Hội thảo, PGS.TS. Lê Quốc Thanh, phó Viện trưởng Viện KHNN Việt Nam nói “Chúng tôi thấy rõ sự khó khăn trong sản xuất nông nghiệp mà Quảng Trị gặp phải. Những mô hình dù nhỏ mà chúng tôi mang đến đã góp phần vì sự phát triển của nền nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, Viện và Sở chúng ta có một số việc sau cần làm: (1). Đề nghị Viện Bắc Trung Bộ hoàn thiện quy trình trồng lạc và ngô đã thực hiện trong 3 năm vừa qua và tiếp tục đưa những bộ giống, TBKT mới về để hỗ trợ và định hướng cho địa phương; (2). Viện BTB nên nghiên cứu, đề xuất các chương trình khuyến nông cho những vùng đặc biệt khó khăn, những vùng bãi ngang đã gặp sự cố về môi trường trong thời gian vừa qua; (3). Viện và KOPIA sẽ đề xuất những hợp phần mới để kế thừa và phát triển dự án trong những năm tiếp theo; (4). Viện KHNN Việt Nam sẽ có những hành động cụ thể hơn vì sự phát triển nông nghiệp ở khu vực Bắc Trung Bộ nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của khu vực”.


Các tin Tin tức - Sự kiện khác:

 

Tập huấn quản lý dịch hại trên cây lạc tại Diễn Châu, Nghệ An (6/11/2024)
Lễ chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng và đảng viên thuộc Đảng bộ Viện KHKT NN  Bắc Trung Bộ  (6/9/2024)
Thông báo tuyển chọn chuyên gia 2024-2025 (6/9/2024)
Tạo tín chỉ Carbon trong sản xuất lúa cho vùng Bắc Trung Bộ (13/5/2024)
CÔNG ĐOÀN VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ TỔ CHỨC KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 (08/3/2024)
Đánh giá hoàn thiện quy trình sản xuất cam Nam Đông thời kì kinh doanh và kiến thiết cơ bản theo tiêu chuẩn VietGAP (28/02/2024)
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024 (30/1/2024)
Diễn đàn Nông nghiệp “Sản xuất, thâm canh cây ăn quả có múi an toàn dịch bệnh” (30/11/2023)
Hội thảo mô hình sản xuất thâm canh giống sắn mới STB1 (29/11/2023)
Giao lưu bóng chuyền hơi chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/2023)
Giới thiệu chung
Săp xếp lại các phòng ban phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện và yêu cầu theo đề án “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAAS” giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026- 2030 theo hướng gọn về tổ chức, mạnh về chuyên môn, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Liên kết nhanh
Bộ đếm truy cập
Hôm nay: 475
Tất cả: 4620377
 
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: Số 586 đường Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
ĐT: 02383 514625 - Email: asincv@gmail.com